Loạt ảnh đầu tiên thế giới chụp Ai Cập cách đây 170 năm
Loạt ảnh này có giá trị rất lớn vì giúp chúng ta hiểu hơn về một “chiếc nôi văn hóa nhân loại” cổ xưa của loài người.
Tượng nhân sư và kim tự tháp, hai đặc trưng nổi bật nhất ở vùng đất Ai Cập.
Những bức ảnh cực hiếm giúp độc giả có cái nhìn mới về Ai Cập đang được bán đấu giá sau hơn 170 năm được chụp. Bộ sưu tập ảnh đen trắng gồm 59 bức với kim tự tháp, tượng nhân sư và tượng điêu khắc ở Ai Cập. Đây là những tấm ảnh đầu tiên được chụp kể từ khi máy ảnh ra đời.
Tượng pharaoh Rameses II.
Maxime Du Camp, con trai của một bác sĩ phẫu thuật người Pháp giàu có, là chủ nhân của loạt ảnh từ năm 1849 đến 1851. Ông đã có chuyến du hành kì thú tới Ai Cập cùng tiểu thuyết gia danh tiếng Gustave Flaubert.
Đền thờ pharaoh Ramesses III ở Medinet Habu.
Du Camp đã dành nhiều giờ đồng hồ trên sa mạc nóng bóng cùng chiếc máy ảnh hiệu Calotype để ghi lại những khoảnh khắc quý giá. Thậm chí, Du Camp còn phải mang theo một bình hóa chất nhằm xử lý ảnh.
Phần sót lại của đền thờ Karnak ở Thebes.
Flaubert từng viết về tình yêu của Du Camp với sự nghiệp bấm máy: “Tôi không hiểu sao cậu ta vẫn chưa chết vì sở thích điên cuồng dành cho nhiếp ảnh tới vậy”.
\
Thánh đường Hồi giáo ở Ali Bey.
Tuy nhiên, nỗ lực không biết mệt mỏi của Du Camp giúp chúng ta ngày nay có được cái nhìn về vùng đất nguyên sơ, một trong những chiếc nôi của văn hóa nhân loại.
Thánh đường Sultan Hassan gần thủ đô Cairo.
Theo đánh giá, bộ ảnh quý giá có thể được bán với giá 20.000 USD (khoảng 440 triệu đồng).
Hình vẽ ở đền Dendera.
Đền thờ thần Isis (nữ thần Mặt trời theo thần thoại Ai Cập).