Hàn Quốc có thể chế tạo bom hạt nhân chỉ trong 6 tháng?
Theo tạp chí National Interest, trong lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang nóng lên, một nhà vật lý nguyên tử Hàn Quốc cho biết đất nước của ông có thể chế tạo vũ khí hạt nhân chỉ trong 6 tháng.
Trong một bài viết mới được đăng trên báo Chosun Monthly của Hàn Quốc, ông Kune Y. Suh, một nhà khoa học hạt nhân tại Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) cho biết Hàn Quốc cần phải xây dựng kho vũ khí hạt nhân để đối mặt với hiểm họa từ Triều Tiên. Khi được hỏi liêu Seoul có thể chế tạo loại vũ khí này hay không, ông Suh nói Hàn Quốc có thể tận dụng số lượng plutonium mà họ có để làm ra được một vũ khí hạt nhân trong 6 tháng.
Một chuyên gia khẳng định Hàn Quốc có thể chế tạo vũ khí hạt nhân trong thời gian ngắn.
Ông Suh không nói rõ Hàn Quốc sẽ làm được điều này bằng cách nào, khi số plutonium mà ông đề cập là loại được tìm từ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng lò phản ứng dân sự, và được cho là không thể dùng làm vũ khí. Tuy nhiên ông Bruce Goodwin, một trong những nhà thiết kế vũ khí hạt nhân hàng đâù của Mỹ, khẳng định rằng luận điểm trên là không chính xác trong một bài trình bày trong một sự kiện do Trung tâm Giáo dục Chính sách Không phổ biến Hạt nhân Mỹ (NPEC tổ chức).
Plutonium từ các lò phản ứng ở đây là loại plutonium có tỉ lệ chất đồng vị Pu-240 cao hơn so với plutonium quân sự, loại có thành phần phần lớn là chất đồng vị Pu-239. Nhiều người cho rằng, do tỉ lệ Pu-240 cao, plutonium từ các lò phản ứng không thể dùng làm vũ khí hạt nhân mức độ phóng xạ của nó quá cao, có thể gây ra phản ứng hạt nhân quá sớm khiến bom không đạt sức nổ như mong muốn. Hiệp hội Hạt nhân Quốc tế nói rằng “Pu-240 có thể gây hại đến những người chế tạo bom và phản ứng của nó quá khó lường để làm thành vũ khí hạt nhân”.
Bài trình bày của ông Goodman cho biết, Mỹ đã từng thử nghiệm một loại vũ khí chế tạo từ plutonium lò phản ứng vào năm 1962. Ông cho biết, trọng lượng của plutonium lò phản ứng chỉ nặng hơn plutonium quân sự 2kg và nhẹ hơn rất nhiều so với giàu uranium. Lý do nhiều người tin rằng sẽ phải cần một khối lượng plutonium lò phản ứng lớn để chế tạo vũ khí là bởi Pu-240 có các nơtrôn phân hạch chậm. Ngược lại, ông Goodwin giải thích: “Pu-240 là chất liệu hạt nhân tốt có các nơtrôn hoạt động nhanh để thúc đẩy vụ nổ hạt nhân”.
Trong khi đó, sự khác biệt về mức độ phóng xạ của hai loại plutonium cũng không phải là vấn đề nghiêm trọng. Mặc dù plutonium từ lò phản ứng có độ phóng xạ cao gấp 3 lần plutonium quân sự, song theo ông Goodwin, mức độ phóng xạ phải “cao gấp vài chục lần” mới khiến nguyên liệu này bị hạn chế sử dụng. Chuyên gia người Mỹ cũng nhấn mạnh rằng, “trong các cơ sở ngày nay, việc xử lý plutonium từ lò phản ứng về cơ bản không khác plutonium quân sự”.
Vấn đề gây ra phản ứng hạt nhân sớm, mặc dù có thật, cũng đã bị phóng đại. Ông Goodwin cho biết, Bộ Năng lượng Mỹ đã công bố một báo cáo vào năm 1997 rằng “cho dù tình trạng phản ứng sớm có xảy ra, sức nổ sẽ tối thiểu nằm trong khoảng từ 1 hoặc vài kiloton”. Như vậy, “một quả bom có sức công phá 1 kiloton vẫn sẽ có phạm vi ảnh hưởng bằng 1/3 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, vì vậy nó vẫn là một loại vũ khí đáng gờm”.
Căng thẳng bán đảo Triều Tiên đã nóng lên sau hàng loạt các cuộc thử tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Hơn nữa, báo cáo này cũng nói rằng các nước có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến như Nga và Mỹ “có thể chế tạo vũ khí hạt nhân từ plutonium từ lò phản ứng, có sức công phá, trọng lượng và các đặc điểm tương đương với các vũ khí làm từ plutonium quân sự”. Ông Goodwin khẳng định điều này là đúng sự thật và nói thêm: “Tôi cho rằng các quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở Châu Á cũng sẽ có thể làm ra vũ khí hạt nhân giống như Mỹ và Nga”. Cũng cần phải nói rằng Hàn Quốc có số lượng tritium rất lớn, có thể sử dụng để thúc đẩy phân hạt và loại khả năng gây phản ứng sớm.
Tất cả những điều trên cho thấy, ông Suh hoàn toàn có lý khi nói rằng số lượng plutonium lò phản ứng mà Hàn Quốc đang có có thể được dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân. Mặc dù Hàn Quốc không có cơ sở tái chế để xử lý plutonium, một văn bản do Floyd D. Culler, một nhà khoa học hạt nhân của Mỹ, đã viết năm 1977 nói rằng một quốc gia sẽ chỉ cần từ 4 đến 6 tháng để xây dựng một cơ sở xử lý hạt nhân tại một khu vực nhỏ hẹp, có thể cung cấp 150 tấn nguyên liệu phóng xạ mỗi năm.
Mặc dù Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tuyên bố sẽ không sản xuất vũ khí hạt nhân, song phần lớn người dân Hàn Quốc muốn có loại vũ khí này và phe đối lập cũng có quan điểm tương tự. Nếu Seoul ngầm có ý phát triển nó, Nhật Bản và Trung Quốc rất có thể sẽ bắt đầu nâng cao tiềm lực hạt nhân của mình.
Đòn tấn công bằng bom nhiệt hạch của Triều Tiên nhằm vào thủ đô Seoul, Hàn Quốc sẽ tạo ra quả cầu lửa hạt nhân 66...