Giới chuyên gia: Thế giới đang cận kề chiến tranh hạt nhân

Sự kiện: An ninh thế giới

Thế giới đang ngày càng gận kề với một cuộc chiến tranh hạt nhân và nguy cơ này lớn hơn nhiều lần so với các năm trước.

Giới chuyên gia: Thế giới đang cận kề chiến tranh hạt nhân - 1

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên ngày càng căng thẳng

Nhận định trên do Thư ký điều hành của Tổ chức Hiệp ước cấm thử nghiệm hạt nhân Toàn diện (CTBTO) Lassina Zerbo đưa ra. Theo đó, căng thẳng xung quanh chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, cũng như các nỗ lực bất thành của cộng đồng quốc tế trong việc thuyết phục nước này ký kết và phê chuẩn Hiệp ước về Cấm thử hạt nhân toàn diện đang khiến thế giới rơi vào tình cảnh nguy hiểm.

Ông Lassina Zerbo cũng nhận định với Sky News rằng rủi ro xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân đang ngày càng gia tăng.

“Tôi nghĩ rằng rủi ro trong thời điểm này lớn hơn nhiều so với thời điểm tôi gia nhập vào tổ chức này (CTBTO) 13 năm trước. Thế giới đã rơi vào tình cảnh nguy hiểm hơn. Từ thời Chiến tranh lạnh đến nay chúng tavẫn chưa rơi vào tình cảnh mà thế giới căng thẳng đến mức không ai có thể hình dung điều gì đang xảy ra”- người đứng đầu CTBT chia sẻ quan điểm của mình.

Hiệp ước về Cấm thử hạt nhân toàn diện được 166 quốc gia ký kết và phê chuẩn. Ngoài ra còn có 17 quốc gia khác, trong đó có Iran, Trung Quốc, Israel và Mỹ ký kết nhưng không phê chuẩn hiệp ước này. Ngoài ra, còn có 13 quốc gia, trong đó có Triều Tiên, không ký kết cũng như không phê chuẩn hiệp ước này.

Trong khi đó, CTBTO vẫn đang tiến hành quan sát và tìm kiếm các bằng chứng về các vụ thử hạt nhân trên thế giới. Trong vòng một vài năm gần đây, Triều Tiên đang đẩy mạnh tốc độ phát triển chương trình hạt nhân của mình. Tháng 9/2017, trong khi tham dự phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại NewYork, Mỹ, Ngoại trưởng Triều Tiên Lee Yong Ho đã cảnh báo rằng Bình Nhưỡng có thể sẽ cho thử nghiệm quả bom nhiệt hạch (bomH) mạnh nhất ở Thái Bình Dương.

Ông Lassina Zerbo coi đây là hành động hết sức nguy hiểm. “Điều đó sẽ rất nguy hiểm đối với môi trường và đặc biệt nguy hiểm đối với tính mạng con người vì trong thời đại ngày nay, vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt lớn hơn nhiều lần so với các vụ thử nghiệm được thực hiện 45 năm trước”- nhà lãnh đạo CTBTO giải thích.

Hiện CTBTO cũng đang tiến hành theo dõi các dấu hiệu thử hạt nhân trên thế giới thông qua 300 trạm kiểm soát được đặt ở trong vùng băng giá lạnh của Canada, trên các điểm cao ở châu Mỹ Latinh và ngay cả trong đại dương. Tuy nhiên, tổ chức này lại không thể thực hiện một cách đầy đủ các chức năng của mình khi tất cả các nước ký kết hiệp ước này chưa phê chuẩn nó.

Theo Lassina Zerbo, việc không có tiến triển nào trong hoạt động đang khiến ông và cả tổ chức này rất thất vọng. “Bạn thức dậy vào buổi sáng và biết được về một vụ thử khác. Và khi bạn thấy các bài phát biểu hùng hồn được đưa ra nhưng các nhà lãnh đạo đôi khi không tìm thấy giải pháp trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thì điều đó thật đáng sợ”- Thư ký điều hành CTBTO thừa nhận.

Trong tuần qua, báo chí đã đưa tin về việc một đường hầm gần khu vực thử nghiệm hạt nhân Pungeri của Triều Tiên đã bị sập khiến 200 người thiệt mạng. Được biết, khu thử nghiệm này được sử dụng từ năm 2006 và hiện không ở trong tình trạng tốt nhất sau 6 lần Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân. Vụ thử mới nhất và có công suất lớn nhất mới được Triều Tiên thực hiện trong tháng 9/2017.

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên trở nên hết sức căng thẳng vì Bình Nhưỡng đang rất tích cực trong việc thúc đẩy các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của mình. Trong tháng 7/2017, Triều Tiên đã 2 lần tiến hành các vụ thử tên lửa đạn đạo. Đến ngày 29/8 và 15/9, Triều Tiên tiếp tục tiến hành 2 vụ phóng thử tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật Bản. Ngày 3/9, nước này tuyên bố đã tiến hành thử thành công bom nhiệt hạch, đồng thời tuyên bố rằng có thể lắp đặt loại bom này trong đầu đạn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn vì sau mỗi một vụ thử, lãnh đạo Triều Tiên và Tổng thống Mỹ đều đưa ra những tuyên bố hết sức cứng rắn nhằm vào nhau. Đến ngày 30/10 vừa qua, Mỹ đã tiếp tục tiến hành cuộc tập trận thường niên mang tên “sấm sét toàn cầu” (GlobalThunder) của lực lượng hạt nhân chiến lược. Cũng trong ngày này, người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ (STRATCOM) Brian Maguire tuyên bố rằng Mỹ đã thông báo trước do Nga về vụ tập trận này theo tinh thần thỏa thuận song phương Nga-Mỹ về các biện pháp cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (START-3).

Còn trong tuần trước, Nga cũng đã tổ chức cuộc diễn tập về điều hành các lực lượng hạt nhân chiến lược. Tổng thống Nga V.Putin đã trực tiếp quan sát cuộc diễn tập này. TheoThư ký Báo chí Điện Kremlin Dmitri Peskov, cuộc diễn tập này được thực hiện để rèn luyện khả năng phối hợp giữa Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga, Lực lượng tàu ngầm của Hạm đội phương Bắc, Hạm đội Thái Bình Dương và không quân tầm xa của Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga.

Theo đại diện điện Kremlin, Tổng thống Nga Putin đã đích thân nhấn nút phóng 4 quả tên lửa đạn đạo, trong đó có 3 quả được bố trí ở trên tàu ngầm và 1 quả được bố trí tại sân bay vũ trụ Plesetsk ở tình Arkhangensk.

Tiên đoán ớn lạnh về chiến tranh hạt nhân của hậu duệ Nostradamus

Một nhà tiên tri có tên Susan De Vere- người được cho là hậu duệ của nhà tiên tri lừng danh người Pháp Nostradamus đã có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Dũng - (Infonet)
An ninh thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN