“Sóng thần mật mía” giết 21 người ở Mỹ năm 1919

“Sóng thần mật mía” đã khiến hàng trăm người thương vong và phá hủy nhiều ngôi nhà ở Boston (Mỹ).

“Sóng thần mật mía” giết 21 người ở Mỹ năm 1919 - 1
Khung cảnh tan hoang sau thảm họa

Vào tháng 1 năm 1919, 8700 mét khối đường mật bục khỏi thùng chứa ở khu North End khiến 21 người chết, 150 người bị thương. Khối mật mía đen kịt cao tới 12 mét đổ qua bờ sông, phá hủy các tòa nhà, lật nhiều ô tô và đánh bật móng cả một trung tâm cứu hỏa.

Đã gần 100 năm trôi qua, chưa ai làm rõ cơ chế nào mật mía có thể gây chết người như vậy. Nhưng tại cuộc họp của Hội Vật lý Mỹ trong tháng này, một nhóm các nhà khoa học và sinh viên kết luận rằng chính khí hậu đã tiếp tay cho thảm họa.

“Sóng thần mật mía” giết 21 người ở Mỹ năm 1919 - 2
Cắt thùng tôn để cứu người 

Cụ thể, thời tiết lạnh có tác động khá lớn trên đường mật. Dòng chất lỏng di chuyển nhanh chóng trong vòng vài giây, nguội và cứng lại rất nhanh nên cản trở công tác cứu hộ.

“Sóng thần mật mía quả là thứ vô cùng khó tin, nhưng nó đã xảy ra”, giáo sư Shmuel M.Rubinstein từ ĐH Harvard nhận xét.

“Sóng thần mật mía” giết 21 người ở Mỹ năm 1919 - 3
Nhà cửa bị phá hủy

Trước đó, khi được vận chuyển tới cảng Boston, toàn bộ mật mía được làm nóng để giảm nhớt nhằm dễ chia tách để đổ sang thùng chứa gần sông dễ dàng hơn. Lúc tai nạn xảy ra 2 ngày sau, khối chất lỏng vẫn còn ấm hơn thời tiết mùa đông bên ngoài khoảng 4,5 độ C. Vì vậy chúng tràn ra với tốc độ khủng khiếp và bám chặt vào các bề mặt lúc nguội.

Nhóm sinh viên Harvard đã thực hiện thí nghiệm với siro ngô có cấu trúc tương tự mật mía trong tủ lạnh và cho ra kết quả tương tự với tài liệu được ghi chép,đề cập rằng mật mía lao đi với vận tốc 56km/h.

“Sóng thần mật mía” giết 21 người ở Mỹ năm 1919 - 4

Bà Nicole Sharp, kỹ sư khoa học hướng dẫn nhóm nghiên cứu cho biết người ta đoán rằng hẳn đã phải có một vụ nổ xảy ra, nhưng thực nghiệm cho thấy mật mía hoàn toàn có thể di chuyển với vận tốc như vậy. Sau 30 giây, những người gần bể chứa không thoát khỏi “sóng thần” và một nửa trong số những người chết do mắc kẹt. Một loạt những người khác bị trượt chân ngã và ngạt thở. Vài người cố cứu nạn nhân cũng thiệt mạng.

“Sóng thần mật mía” giết 21 người ở Mỹ năm 1919 - 5
Mật vẫn còn dính khắp nơi

Còn việc thùng chứa bị bục vẫn chưa rõ nguyên nhân. Năm ngoái, một nhóm kỹ sư kết luận rằng do bể thép được thiết kế quá sơ sài, mỏng hơn so với yêu cầu và chất liệu quá giòn.Các giảng viên từ ĐH Harvard như Sharp coi đây là ví dụ chuẩn để giảng dạy và nhằm đề phòng các tai nạn tương tự.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mẫn Di - New York Times ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN