Giải mã “sương mù sát thủ" giết chết 12.000 người ở Anh

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

“Đám mây sát thủ” bí ẩn tràn qua London, giết hại ít nhất 12.000 người và nhiều loài động vật khác nhau, từng là bí ẩn lớn đối với nhân loại.

Giải mã “sương mù sát thủ" giết chết 12.000 người ở Anh - 1

Sương mù ở Anh.

Theo Daily Mail, các nạn nhân khi đó đều gặp phải triệu chứng khó thở, nhiều người tử vong chỉ trong chốc lát.

Nguyên nhân nào gây ra thảm họa như vậy vẫn là bí ẩn suốt hàng chục năm. Gần đây, nhóm các nhà nghiên cứu tuyên bố đã giải mã được “sương mù sát thủ” dựa trên phản ứng hóa học.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu nói quá trình hóa học giữa sương mù tự nhiên và việc đốt than đã tạo thành đám mây axit chết người, bao phủ bầu trời bởi 1 màu tối đen. Chính các hạt axit sulfuric trộn lẫn với sương mù tự nhiên trở thành tác nhân gây chết người một cách thầm lặng ở London.

Giải mã “sương mù sát thủ" giết chết 12.000 người ở Anh - 2

Sương mù dày đặc bao trùm London ngày 6.12.1952.

Khi lớp “sương mù sát thủ” xuất hiện ở London tháng 12.1952, người dân không mấy quan tâm vì sương mù vốn thường bao phủ nước Anh. Nhưng nhiều ngày sau đó, tầm nhìn giảm xuống dưới 1 mét ở một số khu vực.

Giao thông đình trệ còn hàng chục ngàn người gặp phải tình trạng khó thở. Lớp sương mù tràn qua khiến 12.000 người thiệt mạng và hơn 150.000 người khác phải nhập viện.

“Mọi người biết rằng sulfate (SO4) đóng vai trò lớn trong lớp sương mù. Acid sulfuric (H2SO4) hình thành từ sulfur dioxide (SO2), vốn tỏa ra khi đốt than trong các nhu cầu hàng ngày của người dân”, Giáo sư Renyi Zhang và Harold J thuộc Đại học Texas nói.

Giải mã “sương mù sát thủ" giết chết 12.000 người ở Anh - 3

Charlie Chaplin (Vua hề Sác-lô) đứng bên cạnh vợ trên nóc khách sạn năm 1952. Xa xa là lớp sương mù bao phủ London.

“Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình này được xúc tác bởi nitrogen dioxide (NO2). Yếu tố quan trọng khác là việc chuyển đổi từ sulfur dioxide (SO2) sang Sulfate (SO4) tạo thành các hạt có tính axit”, nhà nghiên cứu nói thêm. “Hạt axit dễ dàng hòa trộn với sương mù tự nhiên và dần dần lan ra khắp thành phố”.

Lượng lớn khí độc và bụi axit một khi bám vào phổi qua đường hô hấp, sẽ truyền vào máu và lan tỏa khắp cơ thể người, dẫn đến cái chết đau đớn.

Theo các chuyên gia, những lớp sương mù chết người này có xu hướng xuất hiện nhiều hơn tại các nước vốn chịu ảnh hưởng lớn của ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, sương mù ở Trung Quốc dù  mang tính trung lập hơn, nhưng cũng gây hại lớn đối với sức khỏe.

“Hiểu rõ cấu tạo hóa học của sương mù là yếu tố quan trọng để tìm ra giải pháp xử lý ô nhiễm hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng không khí”, ông Zhang nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN