Đức bị kiện vì vụ thảm sát 10 vạn người dân Namibia
Dù bị kiện vì lí do diệt chủng nhưng Đức tuyên bố không tham dự phiên tòa và không bồi thường một xu nào.
Tộc người ở Namibia chiến đấu với quân Đức đầu thế kỷ 20.
Đức đang bị những người dân của tộc Herero và Nama tại Namibia gửi đơn kiện lên tòa án ở Manhattan, Mỹ vì lí do diệt chủng. Tộc người này kêu gọi chiến dịch phản đối và đòi bồi thường sau khi quân Đức tới Namibia hồi đầu thế kỷ 20 và tàn sát hơn 100.000 dân sở tại.
Theo biên bản vụ kiện được gửi đi ngày 5.1 lên tòa án Mỹ, Đức tuyên bố sẽ không cử đại diện tham dự phiên tòa và công khai nói rằng sẽ không bồi thường cho những gì xảy ra. Những người Namibia đã gọi vụ thảm sát là “thương tổn không thể xóa nhòa” và khiến hàng vạn người chết vô cớ.
Vụ thảm sát được cho là diễn ra từ năm 1904 tới năm 1908 khi Namibia là thuộc địa của Đức dưới tên gọi Tây Nam Phi. Chỉ tới khi tộc người Herero và Nama nổi dậy và giành chiến thắng, quân Đức mới rút khỏi đây.
Theo nhiều tài liệu công bố, các nạn nhân trước khi chết đã bị đẩy vào các trại tập trung. Một số đầu lâu xương sọ của người Namibia được gửi tới Đức để thí nghiệm.
Một số sử gia cho rằng sự kiện này là vụ thảm sát đầu tiên của thế kỷ 20. Năm 1985, báo cáo của Liên Hiệp Quốc cũng thừa nhận đây là một vụ diệt chủng quy mô lớn. Trước đây, Đức từng bồi thường cho các nạn nhân diệt chủng trong Thế chiến II sau khi gây ra những tội ác kinh hoàng ở trại tập trung Auschwitz.