Điểm yếu chết người của chiến đấu cơ đắt nhất hành tinh

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Chương trình chế tạo chiến đấu cơ tàng hình F-35 Mỹ tiêu tốn tới 400 tỷ USD nhưng máy bay vẫn chỉ có thể ngắm bắn mục tiêu cố định hoặc di chuyển với tốc độ chậm.

Điểm yếu chết người của chiến đấu cơ đắt nhất hành tinh - 1

Chiến đấu cơ tàng hình F-35 không thể ngắm được các mục tiêu di chuyển với tốc độ cao.

Không quân Mỹ năm ngoái tuyên bố, F-35 đã “sẵn sàng cho chiến tranh”. Nhưng chiến đấu cơ này sẽ không thể tận dụng tối đa sức mạnh từ vũ khí và hệ thống cảm biến tối tân, ít nhất trong vài năm nữa.

Daily Mail dẫn nguồn tin trên tờ Aviation Week, tiết lộ điểm yếu chết người của chiếc F-35.

“Mặc dù được trang bị những công nghệ hiện đại nhất, chiếc F-35 vẫn còn thiếu sót đáng kể”, Aviation Week nhận định.

Lockheed Martin đã cố gắng sửa sai bằng hàng loạt những đợt nâng cấp phần mềm, nhưng dường như tình hình vẫn không khả quan hơn.

Điều đó có nghĩa là chiến đấu cơ tiêu tốn chi phí nghiên cứu khổng lồ chỉ tấn công được mục tiêu cố định hoặc mục tiêu di chuyển chậm như con người.

Để khắc phục tạm thời, Lockheed Martin đang đẩy nhanh quá trình tích hợp bom dẫn đường bằng laser với chiến đấu cơ F-35. Quả bom sẽ có hệ thống định vị riêng, phi công chỉ cần ném và quên

“Để đáp ứng yêu cầu của không quân Mỹ trong thời điểm nhạy cảm, giải pháp tạm thời là việc tích hợp thêm những quả bom ‘siêu thông minh’, phù hợp với chương trình F-35 Block 3F”, nguồn tin cho biết.

“Loại bom này có thể đánh trúng mục tiêu di chuyển với vận tốc 112 km/giờ hoặc liên tục thay đổi hành trình với tận tốc lên tới 64 km/giờ”.

Điểm yếu chết người của chiến đấu cơ đắt nhất hành tinh - 2

Chiếc F-35 được chế tạo tại nhà máy của Lockheed Martin ở Fort Worth, Texas.

Thông tin này xuất hiện trong bối cảnh không quân Mỹ có kế hoạch đưa F-35 đến tham chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Trung Đông trong “vài năm tới”.

Theo kế hoạch, Mỹ sẽ đưa F-35 đến châu Âu và khu vực châu Á Thái Bình Dương trước, Tướng Herbert Carlisle, chỉ huy Bộ Tư lệnh tác chiến Không quân Mỹ nói. “F-35 cũng rất có giá trị trong cuộc chiến chống IS”.

Năm ngoái, Lầu Năm Góc cảnh báo, chiến đấu cơ F-35 vẫn còn hàng trăm lỗi, và sẽ không thể kịp tham gia thử nghiệm tác chiến toàn diện cho đến năm 2019, chậm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.

Bên cạnh vấn đề với khả năng ngắm bắn, F-35 còn gặp vô số trục trặc như khẩu pháo 25mm rung lắc quá mức khi khai hỏa. Phi công cũng gặp khó khăn khi điều khiển máy bay thông qua chiếc mũ “thực tế ảo”.

Mặc dù chưa hoàn thành nhưng phi đội F-35B đã được Mỹ đưa đến Nhật Bản vào tuần trước. Bước đi này được cho là mang ý nghĩa biểu tượng hơn giúp nâng cao khả năng chiến đấu của đồng minh Nhật.

Trong khi đó, đối trọng của F-35 là J-20 Trung Quốc hay T-50 Nga đều đã có những chuyến bay thử thành công. Chiến đấu cơ thế hệ 5 của Nga và Trung Quốc được dự đoán sẽ làm thay đổi đáng kể vị thế thống trị bầu trời của không quân Mỹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN