Đằng sau vụ chiến đấu cơ TQ chặn máy bay Mỹ ở Biển Đông

Vụ 2 chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc chặn một cách nguy hiểm chiếc Aries II của Mỹ trên biển Đông dường như tiết lộ một phần kế hoạch của TQ ở khu vực này.

Đằng sau vụ chiến đấu cơ TQ chặn máy bay Mỹ ở Biển Đông - 1
Chiến đâu cơ J-11 của Trung Quốc

Vụ việc xảy ra vào thứ 3 tuần này, khi hai chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát máy bay Mỹ ở khoảng cách chỉ 15m. Điều khiển hai máy bay siêu thanh cạnh máy bay phản lực 4 động cơ là hành vi hết sức nguy hiểm, đặc biệt khi các phi công không giao tiếp hiệu quả và ý định của hai máy bay đánh chặn cũng không rõ ràng. Chỉ cần một phán đoán sai lầm có thể dẫn đến sự cố chết người.

Đây không phải là giả thuyết. Tai nạn tương tự từng xảy ra ở khu vực này. Hồi tháng 4.2001, máy bay hải quân EP-3E của Mỹ đã bị J-8 của Trung Quốc đánh chặn. Phi công Trung Quốc đã tính toán sai khoảng cách giữa hai bên, sau đó cố gắng tăng độ cao ngay phía dưới và đâm ngay vào buồng lái, mất kiểm soát và rơi xuống. Sau đó phi công này thiệt mạng.

Chiếc máy bay EP-3E cũng bị hư hại, nhưng đã được tổ bay xử lý an toàn và hạ cánh khẩn cấp tại một trạm không quân Trung Quốc, nhưng gây lo ngại về bảo mật thông tin tình báo điện tử của máy bay.

Gây hấn có kế hoạch?

Đằng sau vụ chiến đấu cơ TQ chặn máy bay Mỹ ở Biển Đông - 2
Máy bay phản lực Aries II của hải quân Mỹ

Mỗi lần Trung Quốc triển khai máy bay đánh chặn đều trùng hợp với thời gian máy bay trinh sát hải quân hay Không quân Mỹ thực hiện giám sát định kỳ không phận quốc tế. Nếu như Trung Quốc không kiểm soát những tình huống này thì sẽ có nhiều vụ tai nạn tương tự như trên, gây thiệt hại không đáng có hay thậm chí là sự kiện mang tính quốc tế nghiêm trọng hơn.

Thực tế, việc đưa máy bay tới trinh sát dọc không phận là bình thường. Mỹ cũng thường xuyên đánh chặn các máy bay lạ tới gần bờ biển hay biên giới. Các máy bay chiến đấu vũ trang sẽ tiếp cận máy bay lạ, thu thập thông tin và chuyển về Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không Bắc Mỹ. Nếu như đó không phải là mối đe dọa, ví dụ như máy bay Nga cũng thực hiện trinh sát, thì máy bay Mỹ sẽ ngừng giám sát khi nó rời đi.

Mặc dù thỏa thuận về ngăn chặn sự cố quân sự của Mỹ với Trung Quốc đang có hiệu lực, hai bên cũng chỉ gặp nhau hàng năm để thảo luận về vấn đề. Ngoài ra, cũng không có giao thức cụ thể khi tiếp xúc, đặc biệt là ở khoảng cách gần. Ví dụ, giữa Nga với Mỹ là ở độ cao 3km và cách nhau 4,5km.

Thay vào đó, Trung Quốc thường phát tin cảnh báo thường xuyên trên tần số quốc tế yêu cầu máy bay Mỹ thay đổi đường bay và ra khỏi khu vực với lý do "xâm phạm không phận Trung Quốc".

Khu vực nhạy cảm

Đằng sau vụ chiến đấu cơ TQ chặn máy bay Mỹ ở Biển Đông - 3
Bãi cạn Scaborough bị Trung Quốc chiếm trái phép

Nơi xảy ra vụ chặn máy bay đặc biệt nhạy cảm với Trung Quốc. Hiện tại, nước này đang thực hiện nhiều hành vi trái với luật pháp quốc tế bao gồm san lấp các rặng san hô ở biển Đông, xây dựng sân bay, triển khai máy bay quân sự và hệ thống tên lửa phòng không trái phép, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và tranh chấp với một số nước khác trong khu vực.

Trung Quốc cũng có vẻ đang theo dõi căng thẳng giữa Nga và Mỹ qua vài vụ Nga áp sát máy bay trinh sát của Mỹ trên không phận quốc tế ở vùng biển Baltics, biển Đen và biển Nhật Bản, như một nỗ lực có tính toán nhằm thử phản ứng của Mỹ. Trung Quốc sẽ dựa vào đó để tiếp tục đối đầu với hy vọng sẽ "đuổi" các máy bay Mỹ.

Tuy nhiên, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện trinh sát hợp pháp trên không phận quốc tế.

Theo đánh giá của CNN, người Trung Quốc đã gây ra sự cố với nhiều hậu quả khôn lường. Chỉ cần một hiểu lầm, đánh giá sai lầm nữa thì khủng hoảng quốc tế là điều chắc chắn. Các sự cố này có thể sẽ tiếp diễn nếu như hai nước không có quy chuẩn rõ ràng. Tới nay, Trung Quốc không hề có dấu hiệu muốn giảm bớt căng thẳng, bằng cách tuyên bố phi pháp rằng đó là không phận nước này. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mẫn Di - The Diplomat ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN