Đằng sau việc Mỹ cố tình khiêu khích Triều Tiên

Đại sứ Oleg Burmistrov cho rằng, khác với phía Nga, Trung Quốc có thiện ý thực sự trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên, Mỹ lại có mục đích sâu xa hơn khi cố tình kích động Bình Nhưỡng, qua đó tiến tới tổng cấm vận kinh tế.

Đằng sau việc Mỹ cố tình khiêu khích Triều Tiên - 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un

Đại sứ Burmistrov là cấp phó đàm phán của Nga trong thảo luận 6 bên về phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin RIA Novosti, Đại sứ lưu động của Nga Oleg Burmistrov cho rằng, việc Mỹ tiến hành diễn tập quân sự sẽ càng kích động Triều Tiên có các bước cứng rắn tiếp theo, mà hậu quả của nó có thể dẫn đến việc Mỹ cấm vận hoàn toàn kinh tế Bình Nhưỡng.

Ông nói: "Có vẻ như Mỹ không chỉ thử thách sức mạnh của Triều Tiên, họ cũng không chỉ chơi với lửa, mà như thể cố tình thực hiện các biện pháp xa hơn để chọc giận Bình Nhưỡng, từ đó có thể tiến tới thắt chặt thòng lọng bằng các biện pháp trừng phạt, cũng như tổng phong tỏa kinh tế".

Theo ông Burmistrov, Nga chưa nhận được phản hồi từ Hoa Kỳ, xem làm thế nào để các bước đi này có thể đưa cộng đồng quốc tế đến với thỏa thuận trên bán đảo Triều Tiên.

Đại sứ lưu ý: "Thật lạ lẫm khi nghe thấy các ý tưởng được chính quyền Mỹ thông qua, chúng không khác gì so với những gì chính quyền trước đó đã làm để gia tăng áp lực, kể cả trong lĩnh vực quân sự. Các hành động như vậy có thể gây ra một phản ứng dữ dội từ Bình Nhưỡng… Nếu Hoa Kỳ muốn giải quyết vấn đề này, thì ngôn từ và diễn đạt của họ phải có tính nhất quán và logic".

Cũng trong cuộc phỏng vấn, Đại sứ Oleg Burmistrov khẳng định: "lộ trình" Nga-Trung cho vấn đề Triều Tiên là kế hoạch giải quyết duy nhất, những kế hoạch khác – đều không thực tế, cũng như không phải tối ưu.

"Đây hiện là kế hoạch giải quyết duy nhất. Các kế hoạch khác đơn giản là không thực tế, cũng không phải tối ưu" - ông nói.

Ông Burmistrov nhấn mạnh, "lộ trình" nói trên là kết quả của nỗ lực chung với phía Trung Quốc, và hiện giờ đang nằm trên bàn làm việc của câu lạc bộ "sáu bên".

"Chúng tôi đã bắt đầu thực hiện kế hoạch vào đầu năm nay, dựa trên ý tưởng của Trung Quốc về việc "đóng băng kép" và xúc tiến song song. Không có mâu thuẫn nào giữa cách tiếp cận của Trung Quốc và Nga. Điều này cho phép chúng tôi vận hành một khái niệm như "lộ trình" Nga-Trung Quốc, mặc dù nó không phải là một văn kiện chính thức" - nhà ngoại giao nói.

Ông lưu ý rằng kế hoạch của Trung Quốc cụ thể hơn, từng bước hơn và chi tiết hơn, đặc biệt là đối với tiến trình song song trong việc giải quyết vấn đề. Ông Burmistrov khẳng định: "Chúng tôi tin rằng ở giai đoạn này tài liệu nói trên là một hình thức khá dễ tiếp cận và đơn giản. Những người bạn Trung Quốc đã đồng ý với chúng tôi sẽ thúc đẩy song song các ý tưởng chung của hai bên, bao gồm cả một số định dạng đơn lẻ".

Chiến tranh bán đảo Triều Tiên bùng nổ ngay đầu năm 2018?

Những diễn biến căng thẳng và liên tiếp trên bán đảo Triều Tiên khiến giới cố vấn Bắc Kinh dự đoán chiến tranh ở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Dũng - Lược dịch (Infonet)
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN