Đằng sau cuộc tập trận “Sấm sét toàn cầu” của Mỹ
Chuyên gia quân sự Leonkov cho rằng "Sấm sét toàn cầu" không chỉ là một cuộc tập trận thường niên, mà bởi vì là một quốc gia hạt nhân nên qua các bài diễn tập Mỹ đã gửi tín hiệu đến ba nước hạt nhân khác là Nga, Trung Quốc và Triều Tiên.
Máy bay ném bom chiến lược B-52H của Mỹ
RIA Novosti đưa tin, đại diện chính thức của Bộ Chỉ huy chiến lược Hoa Kỳ Brian Maguire cho biết, nước này đang tiến hành cuộc tập trận của Các lực lượng hạt nhân chiến lược (STRATCOM) mang tên Global Thunder (Sấm sét toàn cầu), cuộc tập trận này được bắt đầu vào hôm 30/10. Ông này khẳng định, rằng theo cam kết trong hiệp định song phương, trước khi diễn ra tập trận Hoa Kỳ đã thông báo cho Nga về vấn đề này.
Ông Maguire nói: "Theo các điều khoản của hiệp định START-3, Hoa Kỳ và Nga có nghĩa vụ thông báo cho nhau về các cuộc tập trận hạt nhân quan trọng, do đó Nga đã được thông báo trước về điều này".
Ông cũng liên hệ thêm về trường hợp của Trung Quốc, một quốc gia cũng có vũ khí hạt nhân, tuy nhiên họ không được thông báo về các cuộc diễn tập, vì Washington không có thỏa thuận nào đòi hỏi phải có thông báo như vậy với Bắc Kinh.
Đề cập về cuộc tập trận quân sự này, đại diện của STRATCOM lưu ý, rằng Global Thunder được tổ chức thường niên.
Đại diện Bộ chỉ huy chiến lược Hoa kỳ thông báo, kịch bản tập trận là chống trả "các mối đe dọa chiến lược khác nhau đối với đất nước và sử dụng tất cả các khả năng của STRATCOM" với sự tham gia của các đơn vị tại các địa điểm khác nhau trong thời gian thực. Họ sẽ huấn luyện khả năng của các lực lượng không gian, giám sát và trinh sát, hệ thống tấn công toàn cầu và phòng thủ tên lửa, cũng như khả năng không gian mạng.
Ông Maguire nói: "Các bài tập chỉ huy và thực địa này được tiến hành để huấn luyện cho các lực lượng của Bộ Quốc phòng (Hoa Kỳ) và để đánh giá sự sẵn sàng tác chiến trong mọi lĩnh vực thuộc trách nhiệm của STRATCOM và chú trọng đặc biệt về sự sẵn sàng hạt nhân".
Tuần trước, Nga cũng đã tổ chức huấn luyện toàn diện các lực lượng hạt nhân chiến lược, với sự tham gia của Tổng thống Putin trong vai trò là Tổng tư lệnh. Trong khuôn khổ các cuộc diễn tập đã kiểm tra sự tương tác giữa Lực lượng Không quân Chiến lược, tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội phương Bắc và Thái Bình Dương và các máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa hành trình thuộc binh chủng Không quân chiến lược tầm xa lực lượng Không quân vũ trụ Nga. Như thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết "Tổng tư lệnh đã ra lệnh phóng bốn tên lửa đạn đạo".
Trước đó, Moscow đã chỉ trích kế hoạch của Lầu Năm Góc về việc thành lập hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu đầy triển vọng. Theo Bộ Quốc phòng Nga, trong các thiết bị phi hạt nhân, họ phải giải quyết cùng một nhiệm vụ mà giờ đây đã được ủy thác cho các lực lượng hạt nhân chiến lược. Đồng thời, Mỹ đang tạo ra một hệ thống lá chắn chống tên lửa đạn đạo (ABM). Quân đội Nga tin rằng, việc thành lập hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu là "một nhân tố khác khẳng định mong muốn của Washington nhằm phá hủy sự cân bằng lực lượng hiện tại, để đảm bảo sự thống trị chiến lược toàn cầu".
Bình luận trên sóng phát thanh Sputnik, chuyên gia quân sự Alexey Leonkov đã bày tỏ ý kiến của mình về mục đích của các bài diễn tập "Sấm sét toàn cầu". Ông nói: "Cuộc diễn tập hiện đang được bắt đầu tiến hành ở Mỹ, là một phần trong chương trình mới được tuyên bố gần đây về việc hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân Hoa Kỳ ... Cũng như bất kỳ cuộc diễn tập nào khác, họ dành một phần cho hoạt động đào tạo, tuy nhiên họ cũng dành các bài tập để xác định vũ khí cụ thể mà họ sẽ "đưa vào trạng thái sẵn sàng". Vì Hoa Kỳ là một quốc gia hạt nhân, nên rõ ràng là các dạng bài tập cũng giống như một tín hiệu gửi đến ba quốc gia: Nga, Trung Quốc, và bây giờ là Triều Tiên".
Việc nhóm tác chiến tàu sân bay hạt nhân Mỹ tập trận ngoài khơi bán đảo Triều Tiên được cho là đã khiến Bình Nhưỡng...