Chuyện chưa từng kể về nữ cựu binh Mỹ tham chiến tại VN

Claire Starnes, Ruth Dewton và Jeanne Gourley là ba trong số hơn 1.000 cựu binh tham chiến tại Việt Nam trong nhiều bộ phận như bộ binh, không quân, hải quân và thủy quân lục chiến.

Chuyện chưa từng kể về nữ cựu binh Mỹ tham chiến tại VN - 1
Ba cựu chiến binh nữ từng tham chiến tại Việt Nam

Claire Brisebois Starnes, tham gia quân đội Mỹ vào năm 1963 khi còn là thiếu nữ 17 tuổi mảnh mai tới mức được yêu cầu ăn thêm chuối để tăng cân. 6 năm sau, Claire tình nguyện đi nửa vòng thế giới tới Việt Nam.

Bà đã dành 17 năm tìm kiếm những người có cùng nhiệm vụ giống mình, là quân nhân thay vì y sĩ, nhiệm vụ thường thấy của nữ giới trong quân đội, để viết cuốn sách mang tên: "Nữ cựu binh Việt Nam: Những câu chuyện chưa từng được kể". Sau nửa thế kỷ im lặng, những phụ nữ bị lãng quên đã lên tiếng.

Starnes từng làm thông dịch và kiểm tra các ấn phẩm của Cơ quan Thông tin quân đội Mỹ vào thời điểm đó.  

"Tôi tới đó vì muốn chứng kiến điều gì đang xảy ra bằng chính mắt mình. Tôi thấy quân đội chỉ là công cụ cho chính trị trong chiến tranh", bà kể lại.

Chuyện chưa từng kể về nữ cựu binh Mỹ tham chiến tại VN - 2
Starnes lọt thỏm trong những người đồng nghiệp 

Starnes mang theo hành trang là chiếc camera Nikon được quân đội cấp và chiếc Petri do bà sở hữu, với phim đen trắng Kodak. Ngồi trên trực thăng chu du khắp Việt Nam, bà biết rằng mình nên yên vị trên ghế nếu không muốn hứng tên bay đạn lạc. Dù vậy, nhữngg bức ảnh của bà lại rất sống động: những người lính trên cánh đồng ngập bùn, các thi thể khắp nơi, trẻ em bị mồ côi, những tòa nhà đổ nát, hay nghệ sĩ Bob Hope tới giải trí cho quân đội trong những lúc khó khăn.

"Tôi không ngờ rằng chiến trường lại tệ tới vậy. Khi chụp ảnh, tôi cố không để cảm xúc chi phối. Phải loại bỏ mọi suy nghĩ. Chỉ khi về nhà tôi mới bàng hoàng nhận ra rằng mình đã chứng kiến điều gì", Starnes nói.

Chuyện chưa từng kể về nữ cựu binh Mỹ tham chiến tại VN - 3
Starnes khi còn trẻ

Trong vô số những bức ảnh, bà ấn tượng nhất khoảng khắc một cô bé chơi đùa trong đám dây thép gai. "Con bé có thể bị xé xác bất cứ lúc nào. Nhìn nó rất vô tư bất chấp hoàn cảnh. Có lẽ, chúng đã quen, hoặc chưa hiểu được điều gì đang diễn ra quanh mình", Starnes hồi tưởng.

Tới tháng 03.1973, quân Mỹ đã bắt đầu rút khỏi chiến trường Việt Nam. Những người sống sót trở về và đối mặt với thái độ tiêu cực từ dân chúng. Bị chửi rửa, phỉ nhổ ngay tại sân bay là chuyện thường tình, và đó chỉ là mở đầu cho địa ngục của họ sau này, đặc biệt là phụ nữ. Vậy nên họ hết sức giữ bí mật và tiếp tục cuộc sống bằng cách tập trung vào sự nghiệp hay gia đình, cố gắng chôn vùi những vết thương về thể xác và tinh thần, rối loạn cả về tâm lý, lòng kiêu hãnh hay tự tôn. Không ai dám nói mình từng tham chiến tại Việt Nam cho tới khi xuống mồ. Họ hiểu rằng cuộc chiến đã làm cuộc đời họ rẽ theo hướng khác.

Chuyện chưa từng kể về nữ cựu binh Mỹ tham chiến tại VN - 4
Bức ảnh em bé làm bà ám ảnh

Chuyện chưa từng kể về nữ cựu binh Mỹ tham chiến tại VN - 5
Y sĩ Australia đang băng bó cho binh sĩ bị thương

Chuyện chưa từng kể về nữ cựu binh Mỹ tham chiến tại VN - 6
Bức ảnh Starnes chụp một binh sĩ ở Tây Ninh

Chuyện chưa từng kể về nữ cựu binh Mỹ tham chiến tại VN - 7
Ảnh chụp tháng 11.1969

Starnes quay về Mỹ với nhiều huân huy chương, và cũng cố gắng chôn vùi ký ức nhưng chúng không chịu ngủ yên, buộc bà đã phải tìm tới chuyên viên trị liệu tâm lý cho quân nhân. Bà là phụ nữ duy nhất trong phòng và bị miệt thị bởi các cựu chiến binh khác.

Bà đã cố giải thích rằng khi đã là quân nhân thì việc tham chiến là bắt buộc do tình hình khi đó quá nguy hiểm, nhưng họ bỏ ngoài tai. Cuối cùng, bà cảm thấy tội tỗi và không dám tìm tới sự trợ giúp từ bên ngoài nữa.

Năm 1997, bà cùng Peicilla Landry Wilkewitz tham gia tổ chức dành cho nữ cựu binh Mỹ. Họ mặc bộ vest với số hiệu thời gian trong quân ngũ với hy vọng tìm được những đồng đội cũ. Dần dần tới năm 1999, họ thành lập tổ chức phi lợi nhuận Nữ cựu binh Việt Nam (VWV).

Kể từ đó, họ bắt đầu con đường xoa dịu những nữ cựu chiến binh vô danh từ chiến trường Việt Nam. Lần đầu tiên những con người này được công nhận chính thức. "Khi giới thiệu sách, tôi bắt đầu bằng việc giới thiệu mình là cựu binh từ Việt Nam, điều tôi chưa từng dám làm trước năm 1997. Không có ai đủ quan tâm và thấu hiểu rằng chúng tôi đã đau đớn thế nào".

Tại đài tưởng niệm, nhiều người nhận ra Claire, nói chuyện với bà trong nước mắt. Một người nói: "Khi về nước, tất cả đều gọi tôi là sát nhân trẻ em".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mẫn Di - BBC ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN