Bình đẳng giới tại nơi làm việc: Chờ 217 năm nữa!
Một nghiên cứu mới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho thấy phụ nữ toàn cầu có thể phải chờ hơn 2 thế kỷ nữa mới có được sự bình đẳng tại nơi làm việc.
Theo WEF, sẽ mất khoảng 217 năm để chấm dứt sự chênh lệch về lương và cơ hội việc làm giữa nam giới và nữ giới, lâu hơn con số 170 năm được giới nghiên cứu tính toán cách đây một năm. Nếu tính luôn những yếu tố như sự tiếp cận với chăm sóc sức khỏe và giáo dục, tham gia chính trường, khoảng thời gian nói trên sẽ giảm xuống còn 100 năm. Dù vậy, con số này vẫn còn nhiều hơn 17 năm so với những dự báo hồi năm ngoái.
Theo tờ The Guardian (Anh), đây là lần đầu tiên kể từ khi WEF công bố báo cáo về khoảng cách giới năm 2006, "tiến bộ chậm mà chắc" về bình đẳng giới đã chựng lại.
Ấn Độ đứng vị trí thứ 108 trong báo cáo chênh lệch về giới, trượt 10 hạng so với năm ngoái Ảnh: MINT
Cuộc nghiên cứu đã xếp hạng 144 quốc gia về khoảng cách giới dựa trên những chỉ số kinh tế, y tế, giáo dục và chính trị. Iceland đứng đầu bảng sau khi thu hẹp 88% khoảng cách về giới và là quốc gia bình đẳng giới nhất thế giới trong 9 năm qua.
Đứng ở vị trí thứ 2 và 3 lần lượt là Na Uy và Phần Lan trong khi Mỹ xếp hạng 49. Philippines đứng đầu các quốc gia châu Á khi được xếp thứ 10. Đáng chú ý, Nhật Bản rơi từ hạng 114 xuống 144 do tỉ lệ nữ nghị sĩ trong quốc hội thấp.
Ngay cả khi khoảng cách giới chưa được thu hẹp đáng kể, tạp chí Forbes vẫn nhận định ảnh hưởng của phụ nữ ngày càng tăng trong nhiều lĩnh vực khi công bố danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới hôm 1-11.
Thủ tướng Đức Angela Merkel lần thứ 7 liên tiếp giữ vị trí đầu bảng, theo sau là Thủ tướng Anh Theresa May và bà Melinda Gates, vợ tỉ phú Bill Gates. Cô Ivanka Trump, con gái Tổng thống Mỹ Donald Trump, lần đầu tiên lọt vào danh sách và đứng vị trí thứ 19.
Công ty quảng cáo lớn của Nhật Bản Dentsu vừa bị một tòa án ở Tokyo phạt 500.000 yên (khoảng 4.400 USD) vì buộc nhân viên...