Bên trong nhà máy kim cương lớn nhất nước Mỹ
Những chiếc nhẫn kim cương đắt giá nhất của nhà máy có giá lên tới 66 tỉ đồng.
Kim cương đưa vào nhà máy đều là đá thô và chưa xử lý. Những viên kim cương màu vàng này sẽ được đo đạc cẩn thận.
Cửa hàng bán kim cương Ritani là một trong số những thương hiệu của tập đoàn Julius Klein, nơi đặt nhà máy kim cương lớn nhất nước Mỹ. Ritani hợp tác với khoảng 230 thợ kim hoàn trên toàn nước Mỹ và Canada.
Một viên kim cương được định giá dựa trên 4 yếu tố là Cut (kiểu cắt), Color (màu sắc), Clarity (độ trong) và Carat weight (trọng lượng).
Để tạo ra một viên kim cương giá trị nhất, các nghệ nhân phải scan mẫu đá thô, tạo hình 3D rồi phân tích. Họ sẽ cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau từ trọng lượng tới các vết rạn trên kim cương thô. Một số viên đá được cắt thành 2 viên nhỏ. Hình dáng cắt được thị trường quyết định dựa trên gu của khách hàng.
Chất lượng và giá của kim cương được định hình nhờ 4 yếu tố: Cut (kiểu cắt), Color (màu sắc), Clarity (độ trong) và Carat weight (trọng lượng).
Khi cần cắt, kim cương sẽ được gửi tới một máy cắt laser chuyên dụng. Quy trình này có thể mất tới 3 giờ đồng hồ và đòi hỏi trình độ kĩ thuật rất cao. Những nghệ nhân cắt kim cương ở nhà máy Ritani phải học miệt mài trong 5 năm trời ở Antwerp, Bỉ.
Những viên kim cương sau khi cắt được đưa tới một phân xưởng khác. Tại đây, nghệ nhân sẽ phân loại từng viên rồi tạo ra tác phẩm hoàn hảo nhất. Nhiều nghệ nhân đã cống hiến ở nhà máy hơn 40 năm.
Tạo mặt cắt kim cương sẽ mất từ vài tuần tới vài tháng, tùy thuộc vào trọng lượng và quy trình đánh bóng tổng thể. Một viên kim cương tròn sẽ có tối đa 58 mặt cắt để tạo ra độ lấp lánh nhiều nhất.
Những viên kim cương lớn và đắt giá nhất có thể mất tới một năm để cắt. Sau khi cắt và đánh bóng xong, kim cương được kiểm tra độ tròn đều.
Sau quy trình đánh bóng cuối cùng, kim cương được đánh giá theo tiêu chuẩn của Viện đá quý Mỹ (GIA) trước khi được cấp chứng nhận độc lập.
Kim cương được đặt vào một chiếc nhẫn để kết thúc quy trình chế tác.