Ấn Độ lo ngại 'bom nước' của Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Ấn Độ vừa lên tiếng tố Trung Quốc không hề chia sẻ dữ liệu thủy văn với nước này trong suốt 3 tháng vừa qua, giữa bối cảnh xung đột ở khu vực cao nguyên Doklam giữa hai nước đang leo thang.

Ấn Độ lo ngại 'bom nước' của Trung Quốc - 1

Theo tờ TopYaps, Trung Quốc và Ấn Độ từ lâu luôn chia sẻ cho nhau dữ liệu thủy văn về lượng nước của các con sông bắt nguồn từ Trung Quốc có chảy qua Ấn Độ.

Tuy nhiên bắt đầu từ tháng 5 năm nay, Trung Quốc đã ngừng việc chia sẻ dữ liệu này. Giới chức Ấn Độ cho rằng đây có thể là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn lũ lớn có thể nhấn chìm miền đông Ấn Độ.

Ấn Độ lo ngại 'bom nước' của Trung Quốc - 2

Trận lũ lụt giữa tháng 8 vừa qua ở Ấn Độ đã khiến hàng trăm người thiệt mạng. Ảnh: REUTERS.

Các chuyên gia về môi trường lo ngại, với việc không chia sẻ dữ liệu thủy văn, Trung Quốc có thể "vô tình hoặc cố ý" dội một “quả bom nước” đe dọa sinh mạng của gần một triệu người Ấn Độ.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng xây dựng trái phép nhiều con đập trên các dòng sông chảy đến Ấn Độ, mà theo các chuyên gia, nếu những con đập này bị xả lũ bất ngờ, Ấn Độ có thể chìm trong biển nước và hàng triệu người dân bị nhấn chìm.

Mối đe dọa lớn hơn đối với Ấn Độ chính là việc ba con sông chính ở nước này đều bắt nguồn từ Tây Tạng, khu vực thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc. Theo ông Santosh Rai, nhà nghiên cứu tại Viện Địa chất Himalaya, Trung Quốc có thể sử dụng Brahmaputra, một trong những con sông lớn ở Ấn Độ bắt nguồn từ Tây Tạng, như một quả “bom nước” để chống lại nước này. Nếu Trung Quốc xả lũ tất cả các con đập trên sông Brahmaputra, toàn bộ khu vực phía đông của Ấn Độ có thể bị lũ lụt tàn phá trong vòng vài giờ.

Chuyên gia chiến lược Brahma Chellani của Ấn Độ cho rằng từ khi xảy ra xung đột ở khu vực cao nguyên Doklam, Trung Quốc đã ngừng chia sẻ dữ liệu thủy văn cho Ấn Độ và bắt đầu coi đây là một vũ khí chính trị để kiềm chế sức mạnh của quốc gia Nam Á.

Ấn Độ lo ngại 'bom nước' của Trung Quốc - 3

Binh sĩ Trung Quốc tại khu vực cao nguyên Doklam.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ Rajnath Singh hôm 20-8 bày tỏ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ có động thái tích cực trong việc giải quyết xung đột và những bế tắc ở Doklam sẽ sớm được giải quyết. Ông Singh cũng đồng thời nhấn mạnh việc Ấn Độ sẽ không ngần ngại có hành động để bảo vệ biên giới của mình.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đáp lại lời yêu cầu này bằng cách lặp lại cáo buộc quân đội Ấn Độ đã “xâm phạm biên giới trái phép”, đồng thời khẳng định việc Ấn Độ ngăn chặn Trung Quốc xây đường ở Doklam là “vô lý”. “Do đó, điều kiện tiên quyết để giải quyết vấn đề này là quân đội Ấn Độ phải rút quân vô điều kiện” – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói.

Căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh diễn ra hơn hai tháng qua sau khi binh sĩ Ấn Độ ngăn cản Trung Quốc xây dựng một con đường tại cao nguyên Doklam, khu vực biên giới giữa Bhutan và Trung Quốc.

Ấn Độ, đồng minh chính của Bhutan, cho rằng con đường này là phương tiện để Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng vào các bang phía đông bắc Ấn Độ. Ngược lại, Trung Quốc khẳng định đang xây đường trong lãnh thổ của mình và yêu cầu quân đội Ấn Độ phải rút quân ngay lập tức khỏi Doklam.

Báo Nhật: Trung Quốc - Ấn Độ khó lòng thoát 'cảnh binh đao'

Một khi chính quyền Bắc Kinh xem việc Ấn Độ điều quân tại cao nguyên Doklam là mối đe dọa trực tiếp tới sự toàn vẹn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo AN MIÊN (PLO)
An ninh thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN