Biến tấu trang phục gây tranh cãi ở phim cổ trang Việt

Tấm Cám, Mỹ nhân... là những bộ phim từng gây xôn xao vì cách tân trên trang phục cổ trang.

Biến tấu trang phục gây tranh cãi ở phim cổ trang Việt - 1

Phục trang của Tấm Cám: Chuyện chưa kể đang là tâm điểm chú ý

Trong những ngày qua, bộ phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể là một trong những tác phẩm điện ảnh thu hút sự chú ý của dư luận nhất. Bên cạnh những ý kiến khen ngợi dàn diễn viên, độ tỉ mỉ, công phu về dàn dựng, một số người cho rằng, phục trang của Tấm, Cám và các nhân vật khác được cách tân nhưng chưa phù hợp, không đúng lịch sử dù được đầu tư với số tiền lên tới 2 tỷ đồng.

Trước ý kiến này, mới đây, Ngô Thanh Vân và ê kíp cố vấn của cô đã lên tiếng. Nữ đạo diễn cho rằng, bộ phim thuộc thể loại giả tưởng thần thoại nên chỉ thực hiện theo tiêu chí bám sát trang phục truyền thống Việt Nam.

Nhà thiết kế Thủy Nguyễn, một trong những người chịu trách nhiệm thực hiện phục trang cho phim khẳng định: “Làm phim cổ xưa, trang phục không nhất thiết chỉ là áo yếm, mấn, tứ thân mà còn nhiều loại trang phục khác". Stylist Hoàng Anh, một thành viên khác của ê kíp cũng khẳng định, nhóm làm phim sẽ tiếp thu những ý kiến trái chiều kể trên.

Biến tấu trang phục gây tranh cãi ở phim cổ trang Việt - 2

Mẫu vẽ một trang phục cho nhân vật dì ghẻ

Biến tấu lạ trong phim cổ trang

Đây không phải lần đầu, phục trang của các bộ phim cổ trang trở thành đề tài tranh cãi. Trước Tấm Cám, Mỹ nhân của đạo diễn Đinh Thái Thụy cũng là tâm điểm chú ý của giới truyền thông. Trang phục cổ trang của một nhân vật trong phim bị đem ra so sánh với hình ảnh trong phim… Vua sư tử của Walt Disney! Họa tiết rồng trên đai trang phục cũng bị cho là giống với tranh… Chibi.

Sau lùm xùm về phục trang này, đạo diễn Đinh Thái Thụy đã thẳng thắn nhận lỗi sơ suất do ê kíp và xóa bỏ hình ảnh “vua sư tử” trên long bào trong lần công chiếu tại TP.HCM tháng 11.2015.

Bên cạnh những biến tấu lạ lùng, không đúng với lịch sử, một số trang phục phim cổ trang Việt bị đánh giá là có phần gợi cảm quá so với thời đại. Trong số đó có thể kể tới Mỹ nhân kế của đạo diễn Quang Dũng. Được đầu tư hoành tráng và tạo hình khá đẹp những các người đẹp ở Đường Sơn quán vẫn bị cho là khá hở hang.

Biến tấu trang phục gây tranh cãi ở phim cổ trang Việt - 3

Hình ảnh Vua sư tử trên phục trang thời chúa Trịnh

Biến tấu trang phục gây tranh cãi ở phim cổ trang Việt - 4

Trang phục của Mỹ nhân kế bị cho là có phần quá gợi cảm

Phục trang quá giống Trung Quốc

Vào thời điểm chuẩn bị cho đại lễ 1.000 năm Thăng Long, bộ phim Thái tổ Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long được đầu tư. Tuy nhiên, phục trang của nhiều diễn viên trong phim lại bị đánh giá là quá giống Trung Quốc. Cuối cùng, phim bị hủy chiếu vì khó lòng sửa lại.

Cùng chung số phận với Thái tổ Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long là Thiên mệnh anh hùng của Victor Vũ. Là một đạo diễn chỉn chu, vững tay nhưng trong Thiên mệnh anh hùng, trang phục của Tuyên tử Thái hậu do Vân Trang thủ vai vẫn bị đánh giá là quá cầu kỳ khá giống với các vị hoàng hậu Trung Quốc.

Biến tấu trang phục gây tranh cãi ở phim cổ trang Việt - 5

Biến tấu trang phục gây tranh cãi ở phim cổ trang Việt - 6

Phục trang trong phim Thái tổ Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long...

Biến tấu trang phục gây tranh cãi ở phim cổ trang Việt - 7

... và Thiên mệnh anh hùng bị đánh giá là quá giống Trung Quốc

Chưa đầu tư kỹ cho phục trang

Nếu như ở các bộ phim Tấm Cám, Thái tổ Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long hay Thiên mệnh anh hùng, trang phục được đầu tư kỹ lưỡng thì ở nhiều phim cổ trang Việt khác, trang phục chưa được chú ý.

Nhiều nhân vật xuất hiện luộm thuộm với trang phục quá màu mè hay “lạc quẻ”, không phù hợp với bối cảnh xây dựng do chưa có nghiên cứu cẩn thận.

Biến tấu trang phục gây tranh cãi ở phim cổ trang Việt - 8

Bộ phim Tây Sơn hào kiệt bị cho là chưa đầu tư kỹ lưỡng, tìm hiểu về lịch sử

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hạ Vũ ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN