TV đâu chỉ để giải trí mà còn hơn thế nữa…

Theo báo cáo hồi cuối tháng 12-2017 của hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit, tỷ lệ Smart TV chiếm trong tổng số TV xuất xưởng trên toàn cầu từ 35% hồi năm 2013 đã tăng lên hơn 60% trong năm 2017.

Riêng với Samsung Electronics (Hàn Quốc), nhà sản xuất TV lớn nhất thế giới, sau khi tham gia phân khúc Smart TV từ năm 2011 và đến năm 2017, Smart TV đã chiếm tới hơn 70% tổng sản lượng TV xuất xưởng của hãng. Cũng chính Samsung chứ không phải ai khác, với vai trò và khả năng dẫn dắt thị trường của mình, đã không ngừng phát triển Smart TV cả chất lẫn lượng trong nhiều năm qua. Bắt đầu từ Triển lãm điện tử tiêu dùng thường niên lớn nhất thế giới CES 2018 ở Las Vegas (Hoa Kỳ) hồi thượng tuần tháng 1-2018, Samsung đang chứng minh cho thế giới thấy TV không còn đơn giản như cách người ta nghĩ về nó trước đây.

TV đâu chỉ để giải trí mà còn hơn thế nữa… - 1

Smart TV không phải chỉ có thể kết nối Internet mà còn phải biết xử lý dữ liệu và có khả năng tương tác với người dùng.

Chất: phát triển những công nghệ hiển thị mới mang tính đột phá

Chất lượng hình ảnh trên thiết bị nghe nhìn tùy thuộc vào công nghệ hiển thị. Rõ ràng, tới giờ, công nghệ hiển thị giống như chiếc áo cũ chật ních rồi. Mặc dù là một bậc thầy về màn hình OLED, tới nay nhiều smartphone tầm trung của Samsung đã được phổ cập tấm nền cao cấp Super AMOLED cây nhà trồng của Samsung, nhưng trong mảng TV, Samsung chọn lối đi riêng là phát triển trên nền công nghệ LED. Sau khi tạo được một bước đột phá với việc tích hợp vật liệu tinh thể nano chấm lượng tử Quantum Dot vào màn hình LED, giúp cải thiện hẳn độ tương phản (sáng tối) và độ bão hòa màu (trong sáng và chính xác), Samsung đã đưa LED lên tầm mức mới là công nghệ QLED.

Và tới năm 2018 này, Samsung đã trình làng công nghệ tấm nền hiển thị MicroLED, một công nghệ mang tính cách mạng hội tụ những ưu điểm của cả hai công nghệ LED truyền thống và OLED hiện đại. Tại CES 2018, Samsung đã giới thiệu TV The Wall UHD 4K không chỉ có kích thước khổng lồ 146 inch mà còn là TV ứng dụng công nghệ MicroLED đầu tiên trên thế giới.

TV đâu chỉ để giải trí mà còn hơn thế nữa… - 2

Công nghệ MicroLED cho phép tạo ra màn hình siêu mỏng nhẹ do không cần hệ thống đèn nền

Ở MicroLED, mỗi bóng đèn LED siêu nhỏ (microscopic LED) có thể tự phát ra ánh sáng riêng của mình tương tự các đi-ốt tự phát quang OLED, nghĩa là không cần phải có đèn nền như công nghệ tấm nền LED truyền thống. MicroLED tự phát sáng bằng một công nghệ mới nhưng vẫn là LED điện tử chứ không phải là LED hữu cơ. Nhờ vậy, MicroLED cho phép tạo ra màn hình siêu mỏng nhẹ, có màu đen sâu và màu sắc rực rỡ như OLED, nhưng lại không bị hiện tượng hiện tượng lưu ảnh (burn-in) như OLED, một hiện tượng xảy ra khi hợp chất photpho phát sáng để tái tạo hình ảnh bị giảm cường độ do liên tục sử dụng trong thời gian dài và nếu liên tục xuất hiện có thể gây nguy cơ “cháy màn hình” vĩnh viễn. Công nghệ MicroLED cũng không bị giới hạn bởi kích thước như OLED hiện nay.

Lượng: TV phục vụ theo thói quen, sở thích người dùng

Hãng điện tử hàng đầu thế giới cho biết, trong năm 2018, TV Samsung sẽ kết nối thông suốt và đồng bộ với các thiết bị di động. Khác với trước đây, việc chia sẻ nội dung giữa các thiết bị và những thông tin được cá nhân hóa giờ đây trở nên vô cùng đơn giản nhờ vào tính năng kết nối thông suốt và đồng bộ.

TV đâu chỉ để giải trí mà còn hơn thế nữa… - 3

Chỉ trong vòng một năm qua, Samsung đã tăng số lượng ứng dụng cho Smart TV từ 1.000 lên hơn 4.000 nội dung và 1.000 phim 4K giúp cho trải nghiệm người dùng thêm đa dạng và phong phú hơn.

Các dòng TV Samsung cao cấp trong năm 2018 sẽ được tích hợp trợ lý ảo điều khiển bằng giọng nói Bixby và nền tảng Samsung SmartThings để chia sẻ nội dung chất lượng cao tốc độ nhanh, cũng như các tùy chọn kết nối Internet cho vạn vật IoT.

Có một tính năng mới là Universal Guide, một ứng dụng hiển thị các chương trình được yêu thích như phim, chương trình truyền hình, thể thao và một số chương trình khác trên cùng một giao diện. Ứng dụng này tổng hợp và hiển thị tất cả các nội dung từ nhà cung cấp truyền hình cáp cũng như các dịch vụ VOD (video theo yêu cầu). Và những chương trình gợi ý sẽ xuất hiện dựa theo thói quen, sở thích nghe nhìn của người dùng mà hệ thống TV ghi nhận được. Chẳng hạn, khi nhận ra bạn khoái thưởng thức các chương trình Bolero, TV sẽ tập hợp các nội dung về dòng nhạc trữ tình này để giới thiệu cho bạn.

Với nền tảng SmartThings và sự trợ giúp của Bixby, TV Samsung giờ đây trở thành một thành phần trong hệ sinh thái Smart Home, đặc biệt là vào kỷ nguyên của vạn vật kết nối IoT. TV không chỉ là một thiết bị nghe nhìn mà còn trở thành trung tâm kết nối trong hệ thống IoT của gia đình. Từ trên màn hình TV, bạn có thể kiểm soát và quản lý các thành phần Samsung Connect, Smart Home, Smart View bằng một ứng dụng đồng bộ và tiện dụng. Chẳng hạn, đang giải trí trên màn hình TV, bạn vẫn có thể dễ dàng quan sát hệ thống camera an ninh của nhà mình, ra lệnh bật tắt đèn và máy lạnh các nơi, kiểm tra trong tủ lạnh còn những gì, ra lệnh cho máy giặt làm việc,…

Tất nhiên, bạn có thể lướt web, tám trên Facebook, trả lời e-mail ngay trên chiếc TV của mình – nhất là khi các Smart TV Samsung năm 2018 được tăng cường bảo mật với công nghệ bảo mật Samsung Knox và ứng dụng bảo mật mới dành riêng cho TV gọi là McAfee Security for TV.

Với các thế mạnh của mình mà hiếm có nhà sản xuất công nghệ nào khác có được, Samsung không ngừng nghiên cứu phát triển các công nghệ mới với mục tiêu cụ thể là mở rộng những gì mà thiết bị TV có thể làm được, định nghĩa lại TV và nâng những trải nghiệm người dùng lên tầm mức mới giúp họ ngày càng thích thú và gắn bó hơn với chiếc TV của mình. Mọi người có thể trải nghiệm được những điều đó với những dòng TV 2018 của Samsung.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Hồng Phước ([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN