Xe đạp điện made in Vietnam: Mơ mộng hay cơ hội?

“Với sự đầu tư bài bản từ con người đến công nghệ, chúng tôi sẽ tạo ra cuộc cách mạng về chất lượng và công nghệ cho xe điện hai bánh tại Việt Nam”, Lê Hoàng Long - CEO PEGA (HKbike) quả quyết như vậy khi có ý kiến cho rằng làm xe điện thương hiệu Việt chẳng khác nào như Don Quixote đánh cối xay gió.

Và, chẳng phải ngẫu nhiên, đang “vào cầu” với việc phân phối xe điện nhập khẩu, Startup này bắt đầu một cuộc “viễn chinh” mới với khát vọng đánh dấu vị trí của xe điện Việt Nam trên bản đồ thế giới…

4 năm nuôi mộng xe điện Việt

Sôi nổi, nhiệt huyết - mỗi lần Lê Hoàng Long bắt đầu câu chuyện về khát vọng xe điện Việt Nam “đúng nghĩa”. Anh nói, thị trường xe điện tại Việt Nam hiện nay tăng trưởng rất nhanh. Nếu như năm 2013 chỉ với 150.000 xe/ năm đến năm 2015 đã lên tới 500.000 xe/ năm. Nhưng chủ yếu là các dòng xe có xuất xứ từ Trung Quốc.

Trước nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, nhiều gian thương đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để gắn mác xe lậu thành xe Việt.

Đây chính là trăn trở của anh Long và cộng sự. Nhận thấy lợi thế sản xuất xe 2 bánh tại Việt Nam từ hệ sinh thái sản xuất xe máy cho Honda, Yamaha,... Hãng xe điện Việt nuôi ý tưởng sản xuất xe điện Made in Vietnam để cạnh tranh với những sản phẩm kém chất lượng, bằng mẫu mã và chất lượng vượt trội.

Xe đạp điện made in Vietnam: Mơ mộng hay cơ hội? - 1

Sôi nổi, nhiệt huyết là những tính từ mô tả về vị CEO 8X

PEGA hiện đang sở hữu nhà máy 15.000m2 được đầu tư hơn 100 tỷ đồng với công suất 1 triệu xe/năm. Hãng cũng có trên 30 doanh nghiệp cung cấp linh phụ kiện tại Việt Nam và một số doanh nghiệp tốc Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan...

“Đây là những sản phẩm do người Việt thiết kế, nghiên cứu, sản xuất với linh kiện tại Việt Nam, Nhật, Đài Loan... sử dụng công nghệ châu Âu. Bởi thế, đó là sản phẩm trí tuệ Việt, của người Việt, mang chất lượng Nhật và trái tim công nghệ là của châu Âu.” Vị CEO nhiệt huyết chia sẻ.

Vẫn theo vị CEO trẻ này, họ tham gia vào tất cả các khâu từ thiết kế sản phẩm, lên cơ cấu để thiết kế khuôn mẫu và đưa ra sản xuất, tỷ lệ nội địa hóa của xe điện là 35% theo số lượng linh kiện và 85% về giá trị xe… Đây là một kỳ tích đáng khích lệ với doanh nghiệp Việt khi mà tỷ lệ nội địa hóa ban đầu của Honda cũng chỉ đạt 25%, còn Piagio là 17%.

Trong quá trình sản xuất, họ đặc biệt quan tâm đến chất lượng và đưa ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tương đương các hãng xe máy nổi tiếng để làm việc với các đối tác cung ứng linh kiện. Các linh kiện được nghiệm thu chặt chẽ trước khi xuất xưởng, để đảm bảo đạt được chất lượng như tiêu chuẩn đề ra. Cùng lúc, các sản phẩm của họ sử dụng giải pháp hệ thống chuyển động eV – 250W với hiệu suất cao cùng bộ sạc tân tiến từ Bosch nhằm mang lại hiệu suất vận hành tốt cho sản phẩm.

“Việc cho ra một sản phẩm xe điện do người Việt làm chủ đã được ấp ủ 4 năm nay và thấm nhuần trong tư tưởng của con người chúng tôi. Thời điểm này là thời gian tốt nhất để chúng tôi hiện thực hoá ước mơ của mình”, CEO trẻ tuổi khẳng định.

Xe đạp điện made in Vietnam: Mơ mộng hay cơ hội? - 2

Sản xuất xe điện Made in Vietnam để cạnh tranh với những sản phẩm kém chất lượng

Sẽ cất cánh

Dù có người nói rằng, hãng xe điện Việt đang “mơ mộng” khi “đánh cược” vào chiến lược phát triển xe điện Việt, khi mà các mẫu xe của Trung Quốc nhập lậu đang lấn lướt thị trường, nhưng Hoàng Long không nghĩ vậy. Với vị CEO trẻ này, chính sách của pháp luật, sự tỉnh táo của người tiêu dùng, chắc chắn sẽ không còn chỗ cho các dòng xe điện kém chất lượng trên thị trường, nhường chỗ cho các sản phẩm mang lại giá trị thật cho người dùng.

Anh nói rằng, để “đối đầu” với sản phẩm của Trung Quốc, hãng xe điện Việt này tập trung nhiều vào thiết kế. Các chuyên gia thiết kế công nghiệp của họ đều là những người có trình độ và thường xuyên được tham gia trải nghiệm, học hỏi kinh nghiệm từ các nước có thế mạnh về thiết kế công nghiệp, qua đó vận dụng cho phù hợp với thị trường và thị hiếu của người Việt.

Trong quá trình sản xuất, họ đặc biệt quan tâm đến chất lượng và đưa ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tương đương các hãng xe máy nổi tiếng để làm việc với các đối tác cung ứng linh kiện. Các linh kiện được nghiệm thu chặt chẽ trước khi xuất xưởng, để đảm bảo đạt được chất lượng như tiêu chuẩn đề ra. Cùng lúc, các sản phẩm của họ sử dụng công nghệ Bosch nhằm mang lại hiệu suất vận hành tốt nhất cho sản phẩm.

Vào 23/4 tới, các mẫu xe điện “made in Vietnam” đầu tiên sẽ được ra mắt cộng đồng với những tính năng rất đặc biệt như leo dốc khỏe như xe máy, đi được 80-100km một lần sạc và đi thoải mái trong nước ngập như một chiếc tàu ngầm mà không lo ngập vào ống xả như xe máy xăng…

Xe đạp điện made in Vietnam: Mơ mộng hay cơ hội? - 3

Vào 23/4 tới, hãng xe điện Việt sẽ chính thức công bố các mẫu xe điện “made in Vietnam”

“Hiện nay, PEGA đã có 250 showroom chuyên biệt và 500 cửa hàng bán sản phẩm. Trong 3 năm tới, chúng tôi sẽ phát triển lên 700 showroom chuyên biệt, kỳ vọng sẽ chiếm từ 50-70% thị phần xe điện Việt Nam và tiến ra các nước trong khu vực”.

Rõ ràng, nói là mơ mộng, thì cái mơ mộng của PEGA rõ ràng bắt đầu từ thực tế. Và với chiến lược bài bản như thế, chúng ta có quyền hy vọng trong tương lai rất gần, doanh nghiệp này sẽ thành dấu chấm son khẳng định vị trí của Việt Nam trên bản đồ xe điện toàn cầu.../.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN