Tôm xuất khẩu sang Hàn Quốc phải chỉ định kiểm dịch

Sự kiện: Kinh Doanh

Hàn Quốc bổ sung mặt hàng tôm ướp lạnh, đông lạnh vào danh mục mặt hàng thủy sản phải chỉ địch kiểm dịch trước khi xuất khẩu sang nước này.

Ngày 14-2, Bộ Công Thương cho biết, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam đã chuyển thông báo từ Bộ Thủy sản và Hải Dương, Hàn Quốc lên WTO về quy định mới của Luật quản lý dịch bệnh thủy sản áp dụng đối với tất cả các quốc gia thành viên của WTO có hoạt động xuất khẩu thủy sản là đối tượng kiểm dịch vào Hàn Quốc.

Theo đó, Hàn Quốc bổ sung mặt hàng tôm ướp lạnh, đông lạnh vào danh mục mặt hàng thủy sản phải chỉ địch kiểm dịch trước khi xuất khẩu sang nước này. Hiện tại, chỉ có sản phẩm bào ngư và hàu đông lạnh, ướp lạnh nằm trong diện phải được chỉ địch kiểm dịch. Quy định này dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 1-4-2017.

Tôm xuất khẩu sang Hàn Quốc phải chỉ định kiểm dịch - 1

Trước đó, ngày 7-1, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước (Úc) cũng ra thông báo về việc thực thi khẩn cấp lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ các nước Châu Á do lo ngại bùng phát bệnh dịch đốm trắng tại Úc. Lệnh cấm trên có hiệu lực từ ngày 9-1-2017 và kéo dài trong vòng 6 tháng.

Đối với các lô hàng rời cảng nước xuất khẩu vào ngày 9-1 hoặc sau ngày 09/01/2017 khi đến Úc sẽ phải được tái xuất hoặc tiêu hủy. Đối với các lô hàng đang trên đường tới Úc sẽ bị kiểm tra, kiểm định bắt buộc 100%.

Ngay sau khi phía Úc có thông báo tạm ngừng nhập khẩu, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị liên quan và Thương vụ Việt Nam tại Úc thông tin nhanh cho các Hiệp hội, doanh nghiệp, thông báo và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có biện pháp khắc phục.

Ngày 9-2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có công thư gửi Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Nông nghiệp và Tài nguyên nước của Úc nêu quan ngại trước ảnh hưởng tiêu cực của lệnh cấm này đối với ngành nuôi trồng, sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam, những khó khăn, tổn thất mà người nuôi tôm và các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đang đối mặt và đề nghị Chính phủ Úc cân nhắc, sớm dỡ bỏ lệnh tạm ngừng nhập khẩu nói trên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà Phương (Pháp luật TPHCM)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN