Những "cô nàng" chân dài mang doanh thu 2 tỷ đồng/lứa cho ông chủ

Sự kiện: Kinh Doanh

Anh Nguyễn Văn Trung (39 tuổi), thôn Tam Mỹ, Ba Vì, Hà Nội là người tiên phong nuôi con “chân dài’ ở miền Bắc. Những con chân dài này không chỉ có giá trị kinh tế cao, mang lại doanh thu 2 tỷ đồng/lứa mà còn dễ nuôi, lớn nhanh, ít gây ô nhiễm hơn so với nuôi lợn, bò.

Clip: Ông chủ của những 'cô nàng' chân dài tiết lộ doanh thu 2 tỷ đồng/lứa (Nguồn: Sinh ra từ làng/VTV)

Những con chân dài được anh Trung nuôi ở đây chính là những con đà điểu. Với bộ chân dài, trọng lượng đạt từ 90 kg trở lên, cao tới 2,5m, những chú đà điểu này được người chăn nuôi gọi là nhưng con chân dài cũng không sai. 

Vào thăm trang trại của anh Trung phải khẽ khàng, nhẹ nhàng vì đà điểu tuy là con vật hoang dã mới được thuần chủng nhưng rất nhát, nếu nghe thấy tiếng động mạnh là giật mình chạy tán loạn hết. Với diện tích 1.000 m2, mỗi năm gia đình anh Trung nuôi 150 đà điểu. Sau 8 - 10 tháng chăm sóc, trọng lượng mỗi con nặng trung bình 1 tạ. Với giá cả thị trường như hiện nay, mỗi lứa nuôi anh thu về trên 2 tỷ đồng, trừ tất cả các chi phí cũng lãi vài trăm triệu.

Những "cô nàng" chân dài mang doanh thu 2 tỷ đồng/lứa cho ông chủ - 1

Anh Trung cho biết, trong tất cả các con vật, nuôi đà điểu là nhàn nhất. Mỗi con đà điểu lớn mỗi ngày ăn hết hơn 1,5 kg thức ăn tinh gồm ngô, thóc xay. Và khoảng 1kg thức ăn thô là các loại rau cỏ. (Ảnh: IT)

Các con đà điểu con sinh ra đều được bấm thẻ ở cổ để biết được bố mẹ là những con nào, để hiểu rõ đặc tính sinh trưởng của chúng, phòng trừ bệnh tật ra sao.

Trước khi gắn bó với những con chân dài này, anh Trung đã trải qua nhiều nghề từ thợ xây cho đến làm thuê tiền công không đủ để nuôi vợ con. Không thể chấp nhận cảnh bán sức lao động cho người khác để chạy ăn từng bữa, từ năm 2003 anh Trung quyết định bỏ nghề thợ xây, vay vốn ngân hàng, người thân nuôi bò, lợn mua 4 bò sữa để nuôi. Nhưng chất thải chăn nuôi lại gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Không có đủ tiền đầu tư hệ thống bể chứa và xử lý nước thải nên mùi phân bốc lên nồng nặc khiến hàng xóm kêu ca.

Thông qua nghiên cứu sách vở, đặc biệt là học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ các chuyên gia của trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Hà Nội), nhận thấy nuôi đà điểu cho hiệu quả kinh tế cao nên từ năm 2007, anh Trung đã nhập 50 con giống (mỗi con 2,7 triệu đồng) về nuôi kèm với lợn siêu nạc. Những tưởng nghề chăn nuôi đà điểu cứ thế “hốt bạc”, thế nhưng 2 năm đầu anh Trung lỗ nặng vì thịt đà điểu không có chỗ tiêu thụ, bộ da của chúng rất giá trị, song anh cũng chưa tìm được mối thu mua.

Những "cô nàng" chân dài mang doanh thu 2 tỷ đồng/lứa cho ông chủ - 2

Không nản chí, anh Trung quyết định móc nối với các chủ nhà hàng, khu du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn để “mời” du khách tới tham quan trang trại và trực tiếp chứng kiến quy trình nuôi, chăm sóc, giết mổ đảm bảo an toàn. Thịt đà điểu được anh đóng gói trong túi nilon rồi hút chân không để bán trực tiếp cho khách.

Những "cô nàng" chân dài mang doanh thu 2 tỷ đồng/lứa cho ông chủ - 3

Đà điểu nuôi thịt (Ảnh: IT)

Theo anh Trung, đây chính là cách quảng cáo sản phẩm hiệu quả nhất. Khách được chứng kiến tận mắt quy trình từ chăn nuôi đến sản phẩm thịt, được anh tư vấn cách phân biệt thịt đà điểu thật với thịt đà điểu làm giả từ thịt gà đang được bán trôi nổi trên thị trường.

Ngoài nuôi đà điểu làm thương phẩm, anh Trung còn bán giống đà điểu. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của anh Trung, một số hộ dân trong vùng đã đẩy mạnh chăn nuôi đà điểu và vươn lên làm giàu. Điển hình như anh Phùng Quốc Việt (cùng thôn) đang nuôi 80 con, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng; anh Chu Quang Khải (cùng thôn) đang nuôi 20 con.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Liên Lê (Dân Việt)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN