Kiếm cả triệu/ngày từ làm “phụ kiện” nuôi ong
Những năm gần đây, huyện Yên Thế (Bắc Giang) nở rộ nghề nuôi ong lấy mật nhờ tiềm năng lớn từ cây ăn quả. Do đó, nhu cầu về thùng nuôi, cầu ong hay thùng quay mật... tăng mạnh, nhất là về đầu vụ khai thác mật. Và anh Vi Quốc Kha làm mặt hàng này bán "chạy như tôm tươi", có ngày đắt hàng kiếm cả chục triệu đồng...
Không nhiều người có thể làm được những “phụ kiện” này bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, lại phải hiểu đặc tính ong. Anh Vi Quốc Kha ở thôn Chẽ, xã Phồn Xương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) là người hiếm hoi gắn bó với công việc này, với thu nhập không hề nhỏ.
Vào vụ rộ mật phấn hoa nhãn, hoa vãi, mỗi ngày làm việc là 1 ngày kiếm tiền dễ dàng đối với anh Vi Quốc Kha, có ngày anh kiếm chục triệu đồng từ nghề làm “phụ kiện” nuôi ong.
Anh Kha kể, từ năm 1995 anh đã học nuôi ong mật, sau đó nhiều người trong huyện đến học tập và nhân rộng mô hình này. Trước đây, việc vắt mật ong hoàn toàn thủ công. Người ta cho những tầng mật ong vào miếng vải mỏng để vắt mật.
Cách làm này khiến ong phải xây tổ lại từ đầu; nhộng ong, ong non và phấn hoa bị phá hỏng rất lãng phí. Không những vậy còn làm cho chất lượng mật không đảm bảo, khó bảo quản, trong khi thời gian vắt mật lâu và cần nhiều nhân lực.
Trăn trở với khó khăn của nghề ong, anh Kha ngày đêm kiên trì nghiên cứu chế tạo một dụng cụ lấy mật. Ang mua tôn lá về mày mò đo, cắt và gò thành chiếc thùng hình trụ đường kính 60cm; bên trong hàn sắt 4mm thành một khung chứa được 2 cầu ong.
Một phần vật liệu được tận dụng từ những chiếc xe máy hỏng.
Phần khung này gắn vào một trục được cố định bằng 2 vòng bi, giúp quay tròn khi dùng lực tay. Khi quay mật, lực ly tâm làm mật văng ra thành thùng và chảy xuống dưới đáy. Công đoạn cuối cùng là lọc phần sáp ong và thu mật tinh khiết.
Sau khi “phát minh” ra chiếc thùng quay mật này, anh Kha sản xuất đại trà bán cho người nuôi ong trong vùng. Việc lấy mật ong của người dân nhờ vậy nhanh chóng hơn, nhộng và ong non ít bị ảnh hưởng.
Mới đây, anh Kha còn cải tiến thay thế vỏ thùng (là bộ phận tiếp xúc với mật ong) bằng vật liệu inox để tránh han rỉ, ảnh hưởng đến chất lượng mật. Bổ sung bộ truyền lực bằng bánh răng, được tận dụng từ bộ li hợp (côn) xe máy cũ để thao tác quay mật dễ dàng hơn. Đồng thời, tăng số lượng cầu ong quay mật lên từ 4 đến 10 cầu (theo yêu cầu khách hàng).
Mỗi chiếc thùng quay mật, anh Kha bán với giá từ 800.000 đồng-2.800.000 đồng (tùy loại). Khách hàng của anh Kha rất đông, từ các nơi trong tỉnh đến các địa phương khác như Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc, thậm chí là Cao Bằng, Sơn La...cũng tìm tới mua.
Nếu làm cả ngày, anh Kha chế tạo được khoảng 5 chiếc thùng quay mật ong loại 10 cầu, bán giá 2.800.000 đồng/chiếc. Do chủ yếu “lấy công làm lãi” nên anh cũng kiếm được vài triệu đồng.
Ngoài làm thùng quay mật, anh Kha còn đóng thùng nuôi, cầu ong, bán tổ ong bằng sáp...Theo kinh nghiệm của anh, vật liệu làm thùng và cầu ong không được bằng kim loại mà phải là gỗ, tốt nhất là mít, keo, mỡ...Thùng gỗ mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, giúp ong đảm bảo quy trình làm mật và sinh sống.
Giá mỗi thùng ong hoàn chỉnh dao động khoảng 200-250.000 đồng, tùy theo số lượng cầu ong. Có những ngày, anh Kha bán được cả một xe tải hàng trăm thùng dùng để nuôi ong.
Chiếc thùng quay mật ong nhìn đơn giản nhưng giúp người nông dân nuôi ong dễ dàng khai thác mật ong.
“Nhiều người muốn mua số lượng lớn để phân phối ăn chênh lệch nhưng tôi đều từ chối vì không kịp đáp ứng. Nghề này phải tỉ mỉ, làm hoàn toàn thủ công nên rất mất thời gian”, anh Kha chia sẻ.
Anh Kha cũng từng nhận dạy nghề cho nhiều người nhưng hầu hết đều bỏ giữa chừng. "Họ “ngại” ngồi hàng tiếng để gò, đục, hàn, căn chỉnh..., lại chủ yếu vào mùa hè nóng bức nên chẳng ai theo được nghề của tôi. Thôi thì cứ mình tôi làm, sau này kiếm "đệ tử chân truyền" sau vậy...", anh Kha cười nói dí dỏm.
Cây khế cổ thụ có dáng thế như một ngọn núi có tuổi đời lên đến 200 năm này của anh Phan Văn Toàn ở Phú Thọ đã...