Heo ngoại đổ bộ ồ ạt, heo nội 'treo chuồng'

Sự kiện: Kinh Doanh

Trong khi lượng heo trong nước cung vượt cầu, bế tắc đầu ra, thua lỗ vì giá rẻ thì nhập khẩu thịt heo vào Việt Nam vẫn tăng gần 8.000 tấn thịt heo đầu năm 2017.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan từ ngày 1-1-2017 đến ngày 15-3-2017 cả nước nhập khẩu gần 7.800 tấn thịt heo các loại, trị giá hơn 9,4 triệu USD, tương ứng tăng 16% về lượng và 21% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.

Trong đó, thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh là gần 2.400 tấn, trị giá 4,5 triệu USD; phụ phẩm sau giết mổ của heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được nhập về nhiều nhất với 5.400 tấn, trị giá 4,8 triệu USD; Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói; bột mịn và bột thô ăn được làm từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ gần 10 tấn, trị giá 115 nghìn USD.

Heo ngoại đổ bộ ồ ạt, heo nội 'treo chuồng' - 1

Cũng từ đầu năm đến ngày 15-3 cả nước nhập khẩu gần 41.000 tấn thịt các loại. Trong đó lớn nhất là thịt gà với 20.600 tấn, chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng lượng thịt các loại nhập khẩu về Việt Nam, trị giá gần 19 triệu USD, đứng thứ 2 là thịt trâu bò các loại với 11.800 tấn, chiếm tỷ trọng 29%, trị giá 35 triệu USD.

Từ đầu năm đến nay thịt các loại nhập khẩu về Việt Nam có xuất xứ từ: thị trường Mỹ với 14.700 tấn, trị giá 20,5 triệu USD, Ấn Độ đứng thứ hai với 7.100 tấn, trị giá 15,2 triệu USD, tiếp theo là Úc với 2.200 tấn, trị giá 8,5 triệu USD.

Nhìn lại năm 2016, lượng thịt heo các loại được nhập khẩu về Việt Nam đạt 39.400 tấn, trị giá 44 triệu USD. Trong đó, thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh là hơn 12 nghìn tấn, trị giá gần 19 triệu USD; phụ phẩm sau giết mổ của heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh là hơn 27 nghìn tấn, trị giá gần 25 triệu USD.

Trong khi đó tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai không khó để bắt gặp những tấm biển với cùng nội dung “bán đất,” “bán trại”, "treo chuồng". Nguyên nhân do giá heo giá heo giảm sâu xuống mức kỷ lục khiến hầu hết các hộ chăn nuôi đặc biệt là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khốn đốn, đổ nợ.

Nhiều hộ chăn nuôi không còn khả năng chi trả nợ ngân hàng và các đại lý cám đã bị siết đất, siết lợn để trừ nợ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Huy (Pháp luật TPHCM)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN