Điệp khúc: Muối thừa, đường thiếu!

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, đã có công văn trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất hỗ trợ mua tạm trữ 200 nghìn tấn muối và xin nhập thêm 200 nghìn tấn đường.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 20/5/2016, diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 14.839 ha, sản lượng ước khoảng 827.359 tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ 2015.

Trong đó, muối sản xuất thủ công đạt hơn 633 tấn; muối sản xuất công nghiệp 193.795 tấn.

Lượng muối tồn trong diêm dân và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến ước đạt 828.892 tấn, tăng 66% so với cùng kỳ 2015.

Điệp khúc: Muối thừa, đường thiếu! - 1

Bộ NN&PTNT cho biết đã có công văn ngày 24/5 trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất hỗ trợ mua tạm trữ 200 nghìn tấn.

Trái với dư thừa về muối, tính đến ngày 15/5 đã có 37/41 nhà máy kết thúc vụ sản xuất 2015-2016, ép được 12,6 triệu tấn mía (giảm 1,6 triệu tấn), sản xuất được khoảng 1,2 triệu tấn đường (giảm 172.640 tấn).

Lượng đường tồn kho tại các nhà máy là 486.205 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 10.585 tấn.

Dự kiến vụ mía đường 2015- 2016, sản lượng sẽ thấp hơn khoảng hơn 210 nghìn tấn so với vụ trước. Bộ đã thống nhất với Bộ Công thương trình Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu thêm 200 nghìn tấn, ngoài lượng nhập khẩu theo cam kết với WTO là 85 nghìn tấn nhằm bình ổn thị trường (văn bản số 212/BCT-XNK ngày 18/5/2016).

Tuy nhiên Bộ cũng sẽ cân nhắc đến thời điểm và điều hành việc nhập khẩu cho phù hợp để không ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của người dân.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, trong bối cảnh khó khăn chung nhưng lĩnh vực chăn nuôi lại đang nổi lên như 1 điểm sáng về tăng trưởng sản xuất và thu hút nhiều doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư, xây dựng chuỗi chăn nuôi hiện đại, khép kín.

Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, đàn trâu cả nước giảm 1,5- 2%, đàn bỏ tăng 1- 1,5% so với cùng kỳ năm 2015; đàn lợn và gia cầm tăng mạnh, tăng khoảng 3- 3,5% so với cùng kỳ.

Đáng lưu ý 1 loạt các doanh nghiệp lớn như Công ty Hòa Phát, Hùng Vương bắt đầu đầu tư vào nuôi lợn theo chuỗi khép kín, hiện đại với số lượng rất lớn ntrong bối cảnh thị trường Trung Quốc đang dự báo sẽ thiếu nguồn cung về thịt.

Như vậy đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thùy (Infonet)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN