5 dự đoán xu hướng nổi bật của TMĐT Việt Nam 2018

Việt Nam hiện có gần 50 triệu người sử dụng Internet, chiếm hơn 53% dân số, và trong tương lai gần con số này sẽ là 80-90% (*). Trong hội nghị APEC 2017 vừa qua, TMĐT cũng một trọng tâm lớn được thảo luận. Điều này cho thấy, TMĐT đang có tiềm năng phát triển với những bước tiến mới và những xu hướng nổi trội. Vậy trong năm 2018, TMĐT Việt Nam sẽ ra sao?

5 dự đoán xu hướng nổi bật của TMĐT Việt Nam 2018 - 1

Ông Alexandre Dardy, CEO Lazada phát biểu tại họp báo khởi động chương trình “Cách mạng mua sắm”.

Sự chuyển mình từ E-commerce sang M-commerce (thương mại di động)

Theo nghiên cứu của Nielsen, hiện nay trung bình một người Việt Nam sở hữu 1,3 chiếc điện thoại, trong đó 70% là smartphone. Do đó, TMĐT phát triển trên nền tảng di động là xu hướng tất yếu trong tương lai. Theo thống kê của Lazada – “gã khổng lồ” của TMĐT Việt Nam, có khoảng 49% đơn hàng được đặt qua thiết bị di động và xu hướng này sẽ càng tăng. Mặt khác, doanh thu từ việc bán hàng qua di động của doanh nghiệp này cũng chiếm từ 50-60% tổng doanh thu.

TMĐT tương tác - Social commerce ngày càng phổ biến

Sự bùng nổ của mạng xã hội Facebook, Zalo… đã thúc đẩy sự phát triển của hình thức TMĐT tương tác (Social commerce) - sự kết hợp giữa TMĐT với các nền tảng mạng xã hội nhằm tăng tính tương tác giữa người dùng và nhà bán hàng, giữa những người dùng với nhau, tạo điều kiện và khuyến khích người dùng chia sẻ, trao đổi về những kinh nghiệm mua sắm online. Trong đó, người nổi tiếng sẽ phát sóng trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội, giới thiệu sản phẩm và tương tác với khan giả. Đây là mô hình thành công của Alibaba và đang được Lazada áp dụng. Điển hình, trong chương trình “Thương hiệu đỉnh cao, cùng sao săn giá” (tháng 6/2017) và gần đây nhất là Cách mạng mua sắm, Lazada đã tổ chức nhiều buổi livestream với sự dẫn dắt của những người nổi tiếng để kết nối người dùng. Ngoài việc tăng tính giải trí thì thông qua livestream, người dùng được nhìn, cảm nhận rõ hơn về tính năng, công dụng của sản phẩm, từ đó yên tâm hơn khi mua hàng.

Ứng dụng công nghệ trong quản lí logistic

5 dự đoán xu hướng nổi bật của TMĐT Việt Nam 2018 - 2

Hệ thống cập nhật tình trạng đơn hàng cũng đuợc đầu tư để xử lý nhanh chóng hơn các đơn hàng.

Logistics là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của TMĐT. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp phải bỏ cuộc vì không thể xây dựng được hệ thống giao nhận, kho bãi chuyên nghiệp. Khi TMĐT đang có sự cạnh tranh khốc liệt hơn thì cuộc đua về logistics ngày càng “quyết liệt”, và việc ứng dụng công nghệ trong quản lý logistics để nâng cao hiệu quả vận hành càng trở nên quan trọng.

Nhìn lại thị trường TMĐT thì có thể thấy, Lazada là doanh nghiệp đầu tiên có công ty phân phối riêng - LEX. Tất cả các nhân viên giao nhận của LEX đều được trang bị thiết bị quét thẻ lúc nhận hàng, thiết bị cầm tay giúp theo dõi và kiếm soát quá trình vận chuyển đơn hàng. Nhờ đó, đội ngũ này sẽ linh động sắp xếp lịch giao hàng cho khách hàng và ngược lại, khách hàng cũng sẽ được thông báo về tình trạng đơn hàng của mình. Ngoài ra, Lazada còn xây dựng hệ thống nhà kho riêng tại Hà Nội và TP.HCM để từ đó dễ dàng phân phối hàng sang các tỉnh thành lân cận. Tất nhiên, mọi khâu từ nhập hàng, kiểm soát đến xuất hàng từ các kho đều có sự “giám sát” của các thiết bị công nghệ. Có thể nói, trong tương lai, việc linh động ứng dụng công nghệ trong quản lí logistic là điều “bắt buộc” với các doanh nghiệp TMĐT nếu muốn “sống sót” trong cuộc đua này.

5 dự đoán xu hướng nổi bật của TMĐT Việt Nam 2018 - 3

Lazada đã mở thêm 4 trung tâm xử lý, mở rộng hợp tác với nhiều đối tác giao nhận để đảm bảo các đơn hàng được vận chuyển đúng thời gian.

Những “người khổng lồ” tiếp tục dẫn dắt thị trường

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2012 và hiện đang nắm 1/3 thị phần TMĐT, “gã khổng lồ” Lazada đã và đang là người dẫn đầu, định hình cho thị trường TMĐT Việt Nam. Lazada luôn đi đầu trong việc tạo ra xu thế mới, thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng như tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc quản lý, vận hành, chăm sóc khách hàng… Điển hình là chương trình Cách Mạng Mua Sắm 2017 – Mưa Sale Băng đã lập được kỷ lục với 16 triệu lượt truy cập và gần 1,5 triệu sản phẩm được bán ra trong 3 ngày cao điểm 9-11.11.

Với những nỗ lực cải tiến và đổi mới liên tục, chắc chắn, thời gian tới, gã khổng lồ này vẫn sẽ là “đầu tàu” trong thị trường TMĐT Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN