Việt Nam thất thu vì 15 thiên đường thuế

Sự kiện: Kinh Doanh

Công bố danh sách 15 thiên đường thuế, Oxfam đánh giá mỗi năm, các nước phát triển (bao gồm cả Việt Nam) đang bị thất thu 100 tỉ USD do hoạt động tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia.

Trong khuôn khổ chiến dịch "Thu hẹp khoảng cách", sáng nay 18-5 tại Hà Nội, tổ chức Oxfam đã công bố danh sách 15 thiên đường thuế mà tổ chức này xây dựng dựa trên các tiêu chí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), ưu đãi thuế và hợp tác quốc tế chống tránh thuế.

Danh sách thiên đường thuế gồm có: Bermuda, Đảo Cayman, Hà Lan, Switzerland, Singaopre, Ireland, Luxembour, Curacao, Hongkong, Đảo Síp, Bahamas, Jersey, Barbados, Mauritius, British Virgin Islands.

Cũng theo Oxfam, các tập đoàn đa quốc gia lớn đang dùng quyền lực chính trị và khả năng tài chính của mình để tránh thuế với số tiền vận động hành lang đã chi lên đến 2,5 tỉ USD. Ước tính cứ 1 USD mà các công ty này dùng để vận động về thuế thì họ giảm được mức đóng thuế xuống 1.200 USD. Các công ty lớn nhất thế giới đang mở các chi nhánh tại ít nhất 1 thiên đường thuế. Hiện mức thuế suất mà các công ty này phải đóng là 25,9%, thấp hơn gần 10% so với mức thuế được quy định trong luật.

Song song với các hoạt động tránh thuế của tập đoàn đa quốc gia thì các nước phát triển đang thực hiện các ưu đãi thuế có hại, thậm chí giảm mức thuế TNDN xuống bằng 0%. Để cân bằng lại những thất thu từ thuế, chính phủ các nước đang tăng áp dụng biện pháp thuế luỹ thoái (như thuế GTGT) để chi cho dịch vụ công. Điều này làm tăng gánh nặng thuế đối với những người yếu thế.

Cũng theo công bố của Oxfam, mỗi năm, các nước phát triển (bao gồm cả Việt Nam) đang bị thất thu 100 tỉ USD do hoạt động tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia. Khoản tiền này có thể giúp cho 124 triệu trẻ em đang phải bỏ học được đến trường và cứu sống 6 triệu trẻ em.

Theo báo cáo tài khoản quốc gia của Bộ Y tế Việt Nam, năm 2014, cứ 2 đồng chi ra cho y tế thì có gần 1 đồng được trả từ tiền túi của người dân. Việc này gây nên những tổn thất về tài chính, khiến cho khoảng 600.000 hộ gia đình đang ở mức sống trên trung bình trở nên nghèo đói sau khi mắc bệnh hiểm nghèo và chi trả chi phí y tế. Tình hình có thể cải thiện nếu nguồn ngân sách Nhà nước không bị mất đi từ các hoạt động thất thu thuế, và được chi tiêu một cách có hiệu quả cho dịch vụ y tế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo T.Hà (Người lao động)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN