Từ thợ lái máy kéo thành chủ doanh nghiệp hàng đầu châu Á chỉ nhờ...lốp xe

Nghề cơ khí, máy móc vốn tưởng chỉ phù hợp với nam giới nay lại lớn mạnh nhờ một người phụ nữ “liễu yếu đào tơ”.

Trần Ái Liên sinh năm 1958 tại Chiết Giang, Trung Quốc. Từ nhỏ, cô đã có tính cách mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm không thua kém cánh đàn ông. Cô khá có duyên với cơ khí, máy móc khi từng sở hữu bằng lái máy kéo, sau đó làm việc tại một xưởng sản xuất máy dệt. Đây cũng là nơi se duyên cho cô và chồng - chủ xưởng máy dệt. Năm 1992, công xưởng đổi tên thành công ty thực nghiệp Trung Bảo, tiền thân của tập đoàn Vạn Phong (Wanfeng auto holding group) mà cô làm chủ tịch sau này.

Từ thợ lái máy kéo thành chủ doanh nghiệp hàng đầu châu Á chỉ nhờ...lốp xe - 1

Chân dung nữ tỷ phú Trần Ái Liên

Tuy nhiên ít lâu sau, công xưởng bị lỗ liên tiếp hơn 1 triệu NDT (3,4 tỷ VND) chỉ trong 2 tháng sau khi Trần Ái Liên lên nắm quyền lãnh đạo. Sau nhiều nỗ lực cải cách, cải tiến nhưng vẫn không thành công, Trần Ái Liên nhận ra thị trường máy dệt đã bị nhà nước hạn chế, một vài sản phẩm khác của công ty cũng không còn chiếm thế độc quyền trên thị trường. Để cứu công ty không lâm vào tình trạng suy kiệt, cô quyết định cho ra đời sản phẩm mới:  trục bánh xe.

Từ một người không biết trục bánh xe là gì, Trần Ái Liên đã tự mình… tháo dỡ chiếc xe mô tô Yamaha nhập khẩu từ Nhật Bản của chồng để nghiên cứu. Trải qua 3 tháng ròng rã tìm hiểu và thử nghiệm, cô và các nhân viên kỹ thuật cốt cán đã chế tạo thành công sản phẩm trục bánh xe bằng hợp kim nhôm. Lúc này, Trung Bảo là công ty thứ…112 sản xuất trục bánh xe mô tô trên thị trường. Tuy nhiên, hầu hết các xưởng xe mô tô cỡ trung và cỡ nhỏ khi ấy đều gặp phải vấn đề nợ nần nghiêm trịng, tài sản không tạo ra lợi tức.

Từ thợ lái máy kéo thành chủ doanh nghiệp hàng đầu châu Á chỉ nhờ...lốp xe - 2

Trục bánh xe – sản phẩm đã đưa một công xưởng suýt phá sản “lội ngược dòng” ngoạn mục

Tự tin vào sản phẩm của mình, Trần Ái Liên quyết định tự đi tìm kiếm cơ hội, đem sản phẩm tới các doanh nghiệp có khả năng vận hành vốn tốt để chào hàng. Tuy mức giá đắt hơn thị trường lúc bấy giờ nhưng các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm đều vượt mức tiêu chuẩn. Trong lần chào hàng đầu tiên tại Kim Thành, Nam Kinh, Trần Ái Liên đã nhận được đơn đặt hàng với số lượng 2.500 chiếc. Sau đó, công ty của cô lần lượt giành được hợp đồng với số lượng 1.470 chiếc. Những sản phẩm dù chỉ có một vết nứt nhỏ cũng bị Trần Ái Liên thẳng tay loại bỏ để đảm bảo chất lượng tối ưu. Đến năm 1997, sản phẩm trục bánh xe mô tô của Trung Bảo đã chiếm số lượng nhiều nhất trên thị trường. Trần Ái Liên tiếp tục chuyển hướng sản xuất lần 2, tập trung vào chế tạo trục bánh xe ô tô.

Có điều, ngành sản xuất ô tô tại Trung Quốc lúc bấy giờ vẫn còn lạc hậu. Trần Ái Liên quyết định tấn công thị trường nước ngoài trước. Nghĩ là làm, Trần Ái Liên bắt tay vào nghiên cứu kỹ thuật. Cô đã chi 1 triệu NDT (3,4 tỷ VND) để mời 4 chuyên gia về lĩnh vực này tới công ty làm việc, cung cấp đầy đủ biệt thự, xe sang, điều kiện y tế tối ưu cho họ và các nhân viên kinh doanh cao cấp. Do làm mảng thị trường quốc tế nên Trần Ái Liên dễ dàng kêu gọi các nhà cung ứng cung cấp thiết bị sản xuất với mức giá cực thấp và không cần trả trước. Nhờ vậy, trục bánh xe ô tô đầu tiên của Trung Bảo đã ra đời nhanh chóng, gần như không phải mất chi phí gì.

Từ thợ lái máy kéo thành chủ doanh nghiệp hàng đầu châu Á chỉ nhờ...lốp xe - 3

Trụ sở tập đoàn Vạn Phong

Tiếp đó, Trần Ái Liên lần lượt đi học hỏi kinh nghiệm tại hơn 12 doanh nghiệp Nhật Bản lâu năm, xây dựng đội ngũ kỹ thuật, tiến sĩ và nghiên cứu lớn mạnh. Công ty của cô cũng tự nghiên cứu chế tạo ra máy đúc khuôn áp suất thấp để sản xuất trục bánh xe. Chiếc máy này vừa rẻ hơn lại vừa hiện đại hơn các máy nhập khẩu từ nước ngoài. Năm 1998, cô cho ra đời sản phẩm bánh xe hợp kim nhôm đạt chất lượng châu Âu. Công ty lần lượt bắt tay hợp tác chiến lược với các thương hiệu quốc tế lớn như OEM, Toyota, PSA, Ford… Năm 2000, công ty bắt đầu tự sản xuất xe ô tô.

 Khi việc sản xuất, kinh doanh đã vào guồng, Trần Ái Liên bắt đầu thu mua và sát nhập các công ty con. Trong vòng 20 năm, cô đã sát nhập và tái kiến thiết 12 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Năm 2006, công ty chính thức bước lên sàn giao dịch. Năm 2014, các công xưởng được cơ giới hóa, chủ yếu do máy móc vận hành. Giá trị thương mại của tập đoàn Vạn Phong (Trung Bảo) hiện giờ là 3,77 tỷ NDT (12.800 tỷ VND), quy mô sản xuất đứng đầu châu Á và đứng thứ hai trên thế giới. Ngoài sản xuất ô tô và linh kiện liên quan, thiết bị cơ khí, tập đoàn này còn tham gia vào lĩnh vực đầu tư tài chính và năng lượng mới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Nguyễn (Theo bschool.hexun.com) ([Tên nguồn])
Doanh nhân và 1001 cách làm giàu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN