Tràn lan vi phạm trong thương mại điện tử

Sự kiện: Kinh Doanh

Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trong những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ với tốc độ 20-30%/năm. Trong năm 2017, tốc độ phát triển 25%. Tuy nhiên, dù phát triển theo hướng nào thì TMĐT Việt Nam cũng cần phải khắc phục được những “lỗ hổng” đang tồn tại như hiện nay...

Tại Diễn đàn “Toàn cảnh TMĐT Việt Nam 2018” được tổ chức ngày 16-3 vừa qua tại TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết tham gia vào lĩnh vực này từ năm 2003 nhưng ông nhận thấy TMĐT của Việt Nam chỉ thật sự khởi sắc trong 3 năm gần đây.

Với mức tăng trưởng TMĐT ấn tượng, công nghệ phục vụ cho TMĐT đã sẵn sàng và đặc biệt có hơn 55% người tiêu dùng (NTD) thừa nhận đã và sẵn sàng mua sắm trực tuyến. NTD trong nước dành 3-4 giờ/ngày để lên mạng Internet (theo khảo sát của Nielsen Việt Nam). Như vậy, đây sẽ là cơ hội rất lớn của các DN kinh doanh TMĐT.

Tràn lan vi phạm trong thương mại điện tử - 1

Nhu cầu mua sắm online của NTD tăng mạnh.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện vẫn còn nhiều bất cập để phát triển bền vững TMĐT. Cụ thể, như trong thời gian dài, tình trạng các đối tượng làm ăn gian dối hoặc các doanh nghiệp (DN) “ma” hay sử dụng TMĐT để rao bán các sản phẩm có giá trị lớn như: Iphon, Ipad, laptop... có giá giảm 50-70% so với sản phẩm bán tại các cửa hàng. 

Nhiều NTD tin tưởng đã chuyển tiền đặt cọc và chờ nhận sản phẩm. Tuy nhiên, chờ mãi nhưng NTD vẫn không nhận được sản phẩm đã mua hoặc hàng nhận được là hàng Trung Quốc, hàng kém chất lượng... Thậm chí, có những DN bán hàng cho NTD nhưng giao hàng lỗi, không đúng sản phẩm nhưng khi nhận phản hồi của khách hàng, DN giải quyết chậm trễ, hoặc giải quyết không dứt điểm khiến NTD mất niềm tin khi mua hàng qua mạng.

Nói về những quy định pháp luật về TMĐT, ông Nguyễn Hữu Tuấn,  Trưởng phòng quản lý hoạt động TMĐT – Cục TMĐT và Kinh tế số (VECITA) cho biết hiện Nghị định số 52/2013 là Nghị định mới nhất, kèm theo đó là 2 thông tư hướng dẫn (gồm Thông tư số 47/2014 về quản lý các website TMĐT và Thông tư số 59/2015 về quản lý các ứng dụng cài đặt trên các thiết bị ĐTDĐ). 

Mô hình TMĐT Việt Nam hiện nay có những nhóm website TMĐT phổ biến: Nhóm website TMĐT bán hàng (bán các loại hàng hóa, dịch vụ), website cung cấp dịch vụ TMĐT (website trung gian để người mua và người bán gặp nhau. Ví dụ như sàn TMĐT Lazada, Sendo...) và website đấu giá (người có sản phẩm đấu giá và người mua đấu giá lên đó). Vậy, nghĩa vụ của người có website bán hàng thì phải thông báo và người có website cung cấp dịch vụ thì phải có nghĩa vụ đăng ký với Bộ Công thương.

Cũng theo ông Nguyễn Hữu Tuấn, trong quá trình thực thi pháp luật, năm 2017 VECITA phối hợp với Quản lý thị trường (QLTT) phát hiện hơn 300 trường hợp vi phạm, xử phạt hơn 6 tỷ đồng. Các mặt hàng vi phạm chủ yếu là thực phẩm chức năng, thời trang, mỹ phẩm... với nhiều hành vi vi phạm phổ biến.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Hà (CAND)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN