Ngắm kho cổ vật có giá trị hàng triệu đô la của “vua đồ cổ”
Với 45 năm sưu tầm đồ cổ, sở hữu trên 2.000 hiện vật thuộc loại quý hiếm và có giá trị hơn 70 triệu đô la, ông Hoàng Văn Cường được mệnh danh là “ông vua đồ cổ” ở Sài Gòn.
Trong căn nhà 3 tầng của Ông Hoàng Văn Cường (67 tuổi, ngụ đường Đông Du quận) không khác gì một bảo tàng cổ vật tư nhân, đây cũng là nơi sinh sống của cả gia đình.
Bước vào căn nhà, đập vào mắt là các món đồ cổ của ông Cường được sắp xếp, trưng bày một cách khoa học, vừa đủ không gian sinh hoạt thường ngày của gia đình, vừa phục vụ cho khách thưởng lãm.
Với chất giọng Huế đặc trưng, ông chậm rãi kể: Gia đình ông gốc Huế, cho đến nay đã có 4 đời theo nghề sưu tầm cổ vật, từ ông nội ông tới đời con ông bây giờ.
Ông Cường chia sẻ: “Mỗi món đồ đều có lịch sử và linh hồn của nó. Chúng với tôi có duyên lắm mới tìm đến được nhau, chứ có phải muốn là tìm được đâu, nên tôi chỉ sưu tầm chứ không trao đổi hay buôn bán”.
Ông cho biết: “Hiện ông Cường có khoảng trên 2.000 hiện vật, đa dạng với các chất liệu như sành sứ, ngọc ngà, đồng, đá, gỗ… Nhiều món đồ được giới sưu tầm đánh giá có một không hai, có tuổi đời cả ngàn năm từ văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo đến trăm năm thuộc dòng ngự dụng thời nhà Nguyễn”.
Đầu tiên phải kể đến, chiếc bàn thờ bằng gỗ hoàng hoa lý (gỗ sưa) được chạm khắc rất tinh xảo với nhiều hình rồng uốn lượn. Theo ông thì bàn thờ này có từ thời vua Khải Định, được vua dùng để cúng, tế trời, cầu an mưa thuận gió hòa.
Kế đến là chiếc sập ba thành có tuổi đời hơn 300 năm, được làm nguyên miếng bằng gỗ lệ chi (cây vải), chạm khắc rất tinh xảo với hình con rồng đang ôm quả địa cầu. Giới sưu tầm đánh giá, chiếc sập có một không hai ở Việt Nam.
Theo ông Cường cho biết: Năm 1976, ông lặn lội ra tận Hà Tiên mua chiếc sập này với giá 5 cây vàng. Gần đây đã có người trả ông 2 triệu USD (tức là hơn 40 tỷ đồng) nhưng ông không bán.
Ngoài ra, ông còn sưu tậm được chiếc long sàng dành cho ấu chúa thời Vua Tự Đức thế kỷ XVIII vô cùng giá trị và nhiều đồ ngự dụng của triều đình nhà Nguyễn. Hay bộ bàn ghế bằng gỗ trắc được đóng từ thế kỷ XVI được ông trưng bày nổi bật giữa sảnh của tầng 2 căn nhà.
Khoảng giữa năm 2014, ông quyết định công bố hiến 70% giá trị khối tài sản cổ vật của mình ủng hộ cho chương trình vì biển đảo quê hương do MTTQ Việt Nam TP. HCM phát động. Cho đến nay, ông Cường tiếp tục khẳng định lại việc này và bày tỏ mong muốn sớm được thực hiện ước nguyện.
Ngoài căn nhà chứa đầy cổ vật ở đường Đông Du thì ông có hai căn nhà khác ở quận Thủ Đức và quận 12 dùng để chứa và trưng bày hàng ngàn cổ vật có giá trị rất lớn hàng triệu đô la Mỹ…
Trong căn nhà 3 tầng của Ông Hoàng Văn Cường không khác gì một bảo tàng cổ vật tư nhân
Chiếc long sàng dành cho ấu chúa thời Vua Tự Đức thế kỷ XVIII vô cùng giá trị
Chiếc bàn thờ bằng gỗ hoàng hoa lý (gỗ sưa) từ thời vua Khải Đinh được chạm khắc rất tinh xảo với nhiều hình rồng uốn lượn.
Chiếc sập ba thành có tuổi đời hơn 300 năm, được làm nguyên miếng bằng gỗ lệ chi (cây vải), chạm khắc rất tinh xảo với hình con rồng đang ôm quả địa cầu.
Kiếm vua
Chiếc khung chuông
Nhiều cổ vật gốm sứ đến từ nhiều nền văn hóa cổ như Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo đến trăm năm thuộc dòng ngự dụng thời nhà Nguyễn
Tẩu hút thuốc, có cái bằng ngọc quý
Ông Cường chia sẻ: “Mỗi món đồ đều có lịch sử và linh hồn của nó. Chúng với tôi có duyên lắm mới tìm đến được nhau, chứ có phải muốn là tìm được đâu, nên chỉ sưu tâm chứ không bán".