Kịch bản nào cho bất động sản năm 2016?

Năm 2016, xét về bất động sản thương mại đang hoạt động, bất động sản văn phòng sẽ tiếp tục là mục tiêu chính. TP.HCM và Hà Nội vẫn là thị trường nhận được nhiều sự quan tâm, thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài mới một khi TPP có hiệu lực.

Theo Bản báo cáo triển vọng thị trường mới nhất của CBRE, trong năm 2016, tình hình kinh tế vĩ mô được dự đoán sẽ tiếp tục được cải thiện. Nhờ vào những yếu tố cơ bản tích cực, các hiệp ước thương mại vừa ký kết và nguồn lao động giá rẻ, Việt Nam tiếp tục thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cạnh tranh trong khu vực sẽ ngày càng khắc nghiệt hơn và sẽ buộc chính phủ có những điều chỉnh chính sách phù hợp, đặc biệt là về thuế, để có thể duy trì lợi thế cạnh tranh trong khu vực.

Theo CBRE, các hoạt động thuê trong ngành bất động sản tiếp tục đà tăng trưởng. Tốc độ tăng giá và tỉ lệ lấp đầy ghi nhận mức tăng trưởng ổn đinh xuyên suốt các mảng thị trường. Tóm lại, thị trường BĐS nhà ở và thương mại của Việt Nam đang dần hồi phục một cách rõ nét kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008.

 Dẫu vậy, để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam phải nâng cao tính minh bạch trong việc phê duyệt các dự án và chú trọng quản lý chặt chẽ các cơ quan thẩm quyền. Các chủ đầu tư cũng nên tìm hiểu mục tiêu và các hướng đầu tư của các khách hàng này để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Về văn phòng, nhà đầu tư nước ngoài báo hiệu sự tăng trưởng tương lai. Tỉ lệ hấp thụ văn phòng của TP.HCM này sẽ giảm vào năm 2016 vì không có nguồn cung mới nào được hoàn thành và đồng thời diện tích sàn còn trống trên thị trường cũng rất giới hạn.

Nhờ vào đà phục hồi kinh tế và nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉ lệ hấp thụ sẽ tăng mạnh từ năm 2017 trở đi khi có thêm nhiều nhu cầu từ các công ty ngoại quốc. Nhu cầu từ việc mở rộng của các tập đoàn đa quốc gia cũng như các công ty địa phương dự kiến sẽ tăng trong một vài năm tới.

Đối với nhà ở, niềm tin vào thị trường được đẩy mạnh thông qua số dự án chào bán mới cũng như lượng giao dịch tăng vọt, giá bán cải thiện trong năm 2015.

Bán lẻ: Các xu hướng mới khuyến khích khách mua tiêu nhiều hơn. Trong năm 2015, thị trường bán lẻ tại TP.HCM và Hà Nội mỗi nơi ghi nhận thêm 150.000 m2 diện tích thực thuê.

Kịch bản nào cho bất động sản năm 2016? - 1

Kịch bản nào cho bất động sản 2016?

Đa số các dư án này được phát triển với diện tích mặt sàn lớn, tích hợp nhiều tiện ích hơn và chi phí đất thấp hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu lớn dần của các khu vực ngoài trung tâm.

Tỉ lệ trống của các khu trung tâm thương mại (TTTM) trong thành phố dự đoán vẫn tiếp tục duy trì ở mức trung bình 10% nhờ vào các khách thuê chủ chốt. Tương tự tại Hà Nội, tỉ lệ trống ổn định ở mức 8%-9%. Mặc dầu nguồn cung sẽ gia tăng, xu hướng tỉ lệ trống này sẽ được giữ vững trong năm 2016.

Năm 2016, xét về bất động sản thương mại đang hoạt động, bất động sản văn phòng sẽ tiếp tục là mục tiêu chính. TP.HCM và Hà Nội vẫn là thị trường nhận được nhiều sự quan tâm, thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài mới một khi TPP có hiệu lực.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn sẽ sôi động do Việt Nam đang nổi lên như một điểm nghỉ dưỡng mới, trong khi bất động sản công nghiệp cũng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ khi các tập đoàn đa quốc gia mở rộng các cơ sở sản xuất ở Việt Nam để tận dụng lợi thế của hiệp định TPP và những ưu thế về giao thương khác.

Rào cản gia nhập thị trường bán lẻ cao sẽ thúc đẩy các đối thủ mới mua lại các danh mục hiện hữu trong kế hoạch gia nhập và mở rộng thị trường của họ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Huy (Pháp luật TPHCM)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN