Khách hàng được gì sau khi Uber bỏ thị trường Đông Nam Á cho Grab?

Các khách hàng của Uber sẽ không thể nói không với Grab sau khi hai hãng đối thủ bắt tay với nhau để chấm dứt cuộc cạnh tranh khốc liệt ở Đông Nam Á.

Sau nhiều tuần đồn đoán, thông tin Uber từ bỏ cuộc chiến ở Đông Nam Á và nhượng lại thị trường cho đối thủ Grab cuối cùng đã được xác nhận.

Theo thỏa thuận được công bố hôm 26/3, Uber sẽ từ bỏ hoạt động tại Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam để đổi lấy 27,5% cổ phần trong Grab.

Thỏa thuận này dường như là một cú sốc khác đối với Uber sau khi rời khỏi thị trường Trung Quốc vào năm 2016. Công ty của Mỹ đã sáp nhập với Didi Chuxing để đổi lấy 20 tỷ USD cổ phần trong công ty đối thủ.

Trong cả hai thương vụ, Uber có thể hài lòng khi rời đi với cổ phần của đối thủ thay vì bỏ cuộc với tư thế của kẻ bị đánh bại.

Theo Giám đốc điều hành của Uber Dara Khosrowshahi, Uber sẽ rời bỏ thị trường với cổ phần trị giá hàng tỷ USD trong Grab sau khi đầu tư khoảng 700 triệu USD vào khu vực.

Khách hàng được gì sau khi Uber bỏ thị trường Đông Nam Á cho Grab? - 1

Hình ảnh được Grab chia sẻ trong email gửi tới khách hàng sau khi sáp nhập với đối thủ Uber ở Đông Nam Á với dòng chữ “Grab và Uber về cùng nhà để phục vụ bạn tốt hơn”. Ảnh: Grab.

Ít nhất đối với các nhà đầu tư của Uber, điều này chắc chắn tốt hơn là đốt tiền để hỗ trợ các tài xế và khách hàng trong cuộc chiến khốc liệt nhằm giành giật thị phần và vượt lên đối thủ.

Mặc dù Khosrowshahi cho biết thỏa thuận mới nhất không phải là dấu hiệu cho thấy công ty đang theo đuổi chiến lược hợp nhất, thật khó tưởng tượng một kết quả khác cho trò chơi tổng bằng không giữa Uber và Grab cũng như các công ty tham gia cuộc chạy đua nền tảng công nghệ nói chung.

Trong kinh tế nền tảng, chỉ có thắng hoặc thua. Cho dù là dịch vụ đi chung xe, giao nhận thực phẩm hay thương mại điện tử, hàng tỷ USD được các nhà đầu tư đổ vào đều là nhằm lật đổ đối thủ cạnh tranh và giành vị thế độc quyền.

Điều này đặt ra câu hỏi: Vậy các khách hàng ở Đông Nam Á sẽ ra sao? Họ có lý do để lo ngại nếu xem xét trải nghiệm của các khách hàng Trung Quốc vào năm 2016.

Chỉ vài ngày sau thông tin Uber rời bỏ thị trường, cước phí taxi tại Trung Quốc đã tăng mạnh. Một số khách hàng đã lên mạng xã hội than phiền về việc họ phải trả phí gấp đôi.

Liệu điều tương tự có xảy ra ở Đông Nam Á hay không còn phải đợi thời gian trả lời. Tuy nhiên, điều chắc chắn là khi các nhà đầu tư muốn ngừng đổ tiền vào thị trường để cạnh tranh, các ưu đãi dành cho cả lái xe và hành khách sẽ ít đi.

Đối với Grab, họ không cần vội vã giảm giá hay chạy các chương trình khuyến mại liên tục để giành giật thị trường. Hiện tại, họ là vị vua trên ngai vàng vững chắc.

Đối với các nhà đầu tư của Grab, đây là lúc bắt đầu tận hưởng thành quả đầu tư sinh lời. Khi không còn bị cạnh tranh cản trở, họ có thể khiến khách hàng chi trả nhiều hơn và khách hàng không thể nói không với họ.

Uber rút khỏi Đông Nam Á, bán lại hoạt động cho đối thủ Grab

Grab vừa công bố mua lại hoạt động của Uber ở Đông Nam Á, qua đó sáp nhập với đối thủ sau cuộc cạnh tranh khốc liệt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cẩm Chi (theo Techgoondu.com) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN