Con đường làm giàu của tỷ phú được mệnh danh là ‘Warren Buffett Ả Rập’
Ông là nhà đầu tư toàn cầu nổi tiếng nhất của Ả Rập Saudi, người đươc đối tác đánh giá cao vì sự cởi mở, hiện đại và những thương vụ triệu đô.
Ngày 4/11 vừa qua, hàng chục vị Hoàng tử Ả Rập Saudi và các doanh nhân đầy quyền lực đã bị bắt giam với tội danh tham nhũng. Trong đó, Hoàng tử Alwaleed bin Tadal là người thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng.
Hoàng tử Alwaleed bin Tadal
Trong suốt nhiều thập kỷ, ông là một doanh nhân nức tiếng phố Wall bởi lượng cổ phần khổng lồ tại các công ty như Citigroup, Apple, Twitter và Lyft. Hiện tại, ông đang sở hữu 17 tỷ USD, được vinh danh người giàu thứ 61 trên thế giới. Theo thông tin từ một quan chức cấp cao tại Ả Rập Saudi, ông bị buộc tội rửa tiền, hối lộ và tống tiền.
Khối tài sản trị giá 17 tỷ USD của Alwaleed phần lớn là do ông tự mình làm nên. Năm 1979, ông vay 30.000 USD từ cha mình, cộng thêm khoản tiền vay thế chấp bằng bất động sản để thành lập tập đoàn Kingdom Holding. Ban đầu, ông tập trung buôn bán bất động sản, đồng thời, là cầu nối cho các doanh nghiệp nước ngoài có ý định thâm nhập thị trường Ả Rập để làm ăn.
Tuy nhiên, năm 1990, Alwaleed bắt đầu mua cổ phần của Citigroup, một doanh nghiệp đang gặp khó khăn từ các khoản cho vay bất động sản. Tháng 2 năm 1991, CEO John Reed lại cầu cứu ông, khiến vị Hoàng tử Ả Rập rót thêm tiền vào công ty này, nâng số cổ phần lên đến 800 triệu USD.
Hoàng tử Alwaleed bin Tadal cho xây dựng Kingdom Centre, tòa nhà chọc trời cao nhất Ả rập Saudi vào năm 2002, và đặt nơi này làm trụ sở chính của tập đoàn Kingdom Holding
Trong hai thập niên tiếp theo, vị hoàng tử này đã thâu tóm cổ phần của hàng chục công ty nổi tiếng, bao gồm Saks, News Corp. và Netscape. Sau đó, ông tiếp tục lấn sân vào thị trường khách sạn, mua lại khách sạn Plaza ở New York, George V ở Paris. Năm 2007, ông kết hợp với công ty tư nhân của Bill Gates để mua chuỗi khách sạn Four Seasons với giá 3,4 tỷ USD.
Alwaleed thường được giới truyền thông gọi là Warren Buffett của Ả Rập vì thường xuyên đầu tư vào những dự án đang thoi thóp. Giá trị cổ phần mà ông nắm giữa tại Citigroup, tính đến nay đã tăng 190% trong 10 năm, tính đến năm 2001 nhưng nhiều khoản đầu tư khác lại không có kết quả khả quan. Điển hình như khoản đầu tư 345 triệu USD của ông vào công ty Euro Disney năm 1994 và đỉnh của đợt bong bóng tài chính vào năm 2000 đã thất bại hoàn toàn.
Alwaleed đã không bỏ bê đầu tư vào thị trường quê hương, và dường như là ông đã có những khoản đầu tư tốt. Chỉ số chứng khoán của thị trường chứng khoán Ả rập Saudi đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1994, được thúc đẩy bởi sự bùng nổ giá dầu lên trên 100 USD/thùng trước khi giảm trong những năm gần đây. Tính đến ngày 30.6 vừa qua, Alwaleed định giá những khoản đầu tư của ông ở Trung Đông, bao gồm cổ phần, công ty truyền thông Rotana Group, và đất đai ở Ả rập Saudi, ở mức gần 6,5 tỷ USD.
Marcus Chenevix, một nhà phân tích của công ty nghiên cứu đầu tư TS Lombard ở London cho biết: "Các nhà đầu tư quốc tế xem Alwaleed như một người đàn ông hay tham gia những thương vụ lớn, đa phần là thất bại. Nhưng ông ấy được phần lớn thế giới coi như một đại sứ không chính thức của Ả Rập Saudi. Ông ấy hiện đại, hướng ngoại, khác hẳn với những thương nhân khác tại quê hương mình, một nơi khá kín tiếng và cực kỳ bảo thủ”.
Hoàng tử Alwaleed bin Tadal được coi là ‘Warren Buffett của Ả Râp’ và ông rất tự hào với biệt danh này
Chính vì vậy, quyết định bắt giữ nhà đầu tư toàn cầu nổi tiếng nhất của Ả Rập Saudi, theo nhiều doanh nhân nước ngoài, có vẻ là một điều thiếu khôn ngoan. Bởi thời điểm này, hoàng gia đang muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài để chào bán cổ phần trong công ty dầu quốc doanh Saudi Aramco.
Hiện tại, cổ phiếu Kingdom Holding, công ty thuộc sở hữu của Alwaleed, đã giảm 21% trong bốn ngày sau khi báo cáo đầu tiên về cuộc trấn áp.