Cận cảnh ngôi nhà 400 tỷ của công tử Bạc Liêu

Sự kiện: Kinh Doanh

Chắc hẳn không ai còn xa lạ với cái tên “Công tử Bạc Liêu”, một tay chơi nổi tiếng xếp đầu bảng tại miền Nam những năm 1930 - 1940. Ông chính là người có máy bay và sân bay riêng đầu tiên tại Việt Nam. Mới gần đây, đạo diễn 9x Đắc Ngọc được mời vào thăm quan và thực hiện bộ ảnh tại nhà của vị hắc công tử này.

Tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu, nằm cạnh bờ sông Bạc Liêu. Ngôi biệt thự của công tử Bạc Liêu được xây dựng năm 1919 khi công tử Bạc Liêu - Trần Trinh Huy mơí 19 tuổi, lúc đó đây là căn nhà to đẹp nhất Nam Kỳ lục tỉnh. Sau gần 100 năm toàn bộ đồ đạc và ngôi nhà vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và được định giá trị lên tới 400 tỷ đồng.

Cận cảnh ngôi nhà 400 tỷ của công tử Bạc Liêu - 1

Bộ trường kỷ ngũ sơn tại  phòng khách

Cận cảnh ngôi nhà 400 tỷ của công tử Bạc Liêu - 2

Sinh thời, Trần Huy Trinh rất thích nghe đàn hát. Ông thường hay có mặt ở những sân khấu lớn khắp Nam Kỳ. Ông từng mê mệt nghệ sỹ Phùng Há. Mọi người đồn nhau rằng, khi bà bị rớt một chiếc bông tai, Bạch Công tử lấy giấy 5 đồng đốt để tìm nhưng không thấy. Đến phiên ông đốt bằng giấy 100 đồng thì một lúc sau thì tìm thấy chiếc bông tai 'giả' cho cô đào trứ danh. Nên hiện tại trong căn nhà của ông vẫn còn rất nhiều vật dụng liên quan tới đàn hát.

Cận cảnh ngôi nhà 400 tỷ của công tử Bạc Liêu - 3

Máy nghe nhạc Akai  chỉ có những gia đình quyền quý, chức tước trong xã hội mới có.

Sau 3 năm “du học” bên Pháp, tháng 8/1930, công tử Bạc Liêu Trần Trinh Quy (Huy) trở về nước bằng tàu thủy. 

"Cũng từ đây, giới ăn chơi Nam Kỳ biết đến một Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy - là người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêng và cũng là người có thú chơi các loại "siêu xe" lúc bấy giờ. Hình ảnh một người đi vào đồn điền bằng xe hơi là hình ảnh họ chưa từng thấy trước đó. Công tử Bạc Liêu cũng là người miền Tây đầu tiên đi chiếc Chevrolet, chưa ai có ở Nam Kỳ"

Cận cảnh ngôi nhà 400 tỷ của công tử Bạc Liêu - 4

Chiếc xe Peugeot thể thao sản xuất năm 1922, chiếc  xe chỉ có số ít quý tộc bên Pháp mới dám mua.

Ông thuê kiến trúc sư người Pháp vẽ kiểu, nhập toàn bộ vật liệu từ Pháp, đồ dùng từ Ý về trang bị cho căn nhà. Hầu hết các vật liệu xây dựng ngôi nhà, từ thép đúc, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí đến ốc vít đều có khắc chữ “P” chìm, như minh chứng cho nguồn gốc xuất xứ tại thủ đô Paris hoa lệ.

Cận cảnh ngôi nhà 400 tỷ của công tử Bạc Liêu - 5

Ngôi biệt thự với những đường nét thiết kế tỉ mỉ, tinh tế, toát lên vẻ sang trọng và hào hoa.

“Hắc công tử” có 2 phòng ngủ chính, trong phòng có bàn gương và mỗi phòng có 1 chiếc giường chiều dài 2,5 m, rộng 2m được đóng bằng gỗ sưa (huỳnh đàn) được phân ra làm giường nóng và giường lạnh.

Cận cảnh ngôi nhà 400 tỷ của công tử Bạc Liêu - 6

Mặt giường nóng gồm 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại, được dùng để ngủ vào mùa mưa. Còn giường lạnh có lót miếng đá cẩm thạch lớn, nên dùng ngủ vào mùa hè nóng nực. Toàn bộ giường được khắc cẩn xà cừ với nhiều hoa văn tinh xảo. Trên mỗi chiếc giường cổ này cẩn đến 30 kg ốc xà cừ (giá thị trường hiện khoảng 200 triệu đồng/kg). Như vậy, tính riêng tiền ốc dùng để cẩn chiếc giường đã lên đến 6 tỷ đồng.

Cận cảnh ngôi nhà 400 tỷ của công tử Bạc Liêu - 7

Khu nhà gồm 2 tầng nổi bật bởi màu trắng sang trọng cùng kiến trúc Pháp lộng lẫy, bề thế. Tầng trệt của căn biệt thự có 2 phòng ngủ, 2 đại sảnh khá rộng và cầu thang dẫn lên lầu. Tầng lầu có 3 phòng ngủ, 2 đại sảnh, phòng ông Trần Trinh Trạch (thân sinh của công tử Trần Trinh Huy) và phòng công tử Trần Trinh Huy, nơi có đầy đủ tiện nghi với giường đôi, tivi, điện thoại, đồ hồ, máy lạnh, tủ áo và một bàn viết.

Cận cảnh ngôi nhà 400 tỷ của công tử Bạc Liêu - 8

Cận cảnh ngôi nhà 400 tỷ của công tử Bạc Liêu - 9

Ngày nay, khu nhà công tử Bạc Liêu vẫn được bảo tồn nguyên vẹn để phục vụ khách tham quan.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Thiên (Tiền phong)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN