Bị các Shark từ chối đầu tư, ‘soái ca’ khởi nghiệp vẫn thành công với đế chế tỷ USD

Từ doanh nghiệp nhỏ, giờ đây, Ring đã có tổng cộng hơn 1.300 nhân sự, 10 sản phẩm chủ lực, phân phối tại 90 quốc gia khác nhau. Theo các chuyên gia, giá trị công ty này đang ở mức 1 tỷ USD.

Jamie Siminoff thành lập công ty DoorBot vào năm 2012. Công ty của anh chuyên kinh doanh chuông cửa tích hợp thiết bị quay video và kết nối wifi. Sử dụng sản phẩm này, dù ở gần hay đang đi công tác, chủ nhân ngôi nhà vẫn có thể dùng điện thoại trò chuyện hoặc nhận diện người đang bấm chuông.

Bị các Shark từ chối đầu tư, ‘soái ca’ khởi nghiệp vẫn thành công với đế chế tỷ USD - 1

Jamie Siminoff, người sáng lập thương hiệu Ring

Siminoff nhận thấy tại Mỹ, các tên trộm thường bấm chuông cửa để thăm dò tình hình trước khi đột nhập vào nhà. Chính vì vậy, anh nảy ra ý tưởng này và bắt đầu nghiên cứu, biến chiếc chuông cửa thông thường thành một thiết bị an ninh hiệu quả.

Đến năm 2013, doanh thu của công ty đã lên tới 1 triệu USD. Tuy nhiên, số tiền trên chưa thể giải quyết tất cả những vấn đề tồn đọng tại công ty , Siminoff cùng các cộng sự quyết đinh tham gia Shark Tank có thể kêu gọi vốn, phát triển công việc kinh doanh của mình.

Trái với những gì Siminoff mong đợi, các nhà đầu tư lần lượt từ chối. Chỉ có Kevin O’Leary ngỏ ý muốn đầu tư nhưng đề nghị này cũng không hấp dẫn. Theo đó, O’Leary cho công ty DoorBot vay 700.000 USD, và thu về 10% doanh số bán hàng đến khi khoản nợ được thanh toán hết.

Ngoài ra, O’Leary cũng sẽ sở hữu 5% cổ phần công ty và thu tiền bản quyền tương ứng 7% doanh thu cho tất cả các đơn hàng trong tương lai. Chính vì vậy, Siminoff từ chối lời đề nghị này và ra về tay trắng.

Bước ngoặt quan trọng

Thời điểm đó, Siminoff cảm thấy vô cùng tuyệt vọng. Anh chia sẻ: “Tôi không thể đếm được đã có bao nhiêu người từ chối đầu tư, bao nhiêu người đã nói ‘không’ và bao nhiêu người đã khẳng định dự án sẽ thất bại. Ngay cả bảng tính Microsoft Excel cũng không đếm xuể được”.

Bị các Shark từ chối đầu tư, ‘soái ca’ khởi nghiệp vẫn thành công với đế chế tỷ USD - 2

Cận cảnh chiếc chuông cửa của DoorBot

Tuy nhiên, Siminoff vẫn kiên quyết theo đuổi giấc mơ của mình. May mắn thay, 2 tháng sau khi tham gia chương trình, anh đã kêu gọi được khoản đầu tư trị giá 700.000 USD. Tuyệt vời hơn, 1 tuần sau, nhà sản xuất chương trình Shark Tank liên hệ với anh, thông báo về lịch phát sóng thương vụ của DoorBot. Cú hích này đã đem lại hiệu quả bất ngờ.

“Sau chương trình Shark Tank, doanh thu từ sản phẩm DoorBot tăng lên chóng mặt. Chúng tôi đã thu về 3 tỷ USD chỉ trong vòng 1 năm” -  Siminoff tự hào chia sẻ.

Khi công ty đã có vị thế nhất định trên thị trường, Siminoff quyết định phát triển thêm hàng loạt các sản phẩm bảo mật an ninh cho các hộ gia đình. Anh chính thức đổi tên thương hiệu là Ring như để đánh dấu sự thay đổi lớn này.

Nhận 28 triệu USD từ tỷ phú Richard Branson

Các sản phẩm của Ring ngày càng được người tiêu dùng tại Mỹ ưa chuộng. Thậm chí, họ còn xuất khẩu thành công các mặt hàng sang 90 quốc gia khác trên thế giới và đều thu được kết quả khả quan về mặt doanh thu. Việc mở rộng quy mô kinh doanh giúp Ring có cơ hội được tỷ phú Richard Brandson, người sáng lập Virgin Group, tập đoàn có giá trị tài sản ròng lên tới 4,8 tỷ USD chú ý và đề nghị đầu tư.

Bị các Shark từ chối đầu tư, ‘soái ca’ khởi nghiệp vẫn thành công với đế chế tỷ USD - 3

Các sản phẩm của Ring đã khiến tỷ phú Richard Branson vô cùng hứng thú

“Tôi thậm chí không biết ông ấy đang muốn đầu tư. Ông ấy nói với tôi rằng: ‘Sẽ thế nào nếu tôi gửi chuyên gia của mình đến chỗ anh nhỉ’. Ngay ngày hôm sau, một nhóm chuyên gia đầu tư xuất hiện tại công ty tôi. Tôi thực sự bất ngờ và vui sướng tột độ” – Siminoff chia sẻ.

Trong vòng chưa đầy 48 giờ, hai bên đã thỏa thuận hợp tác. Ring nhận khoản đầu tư trị giá 28 triệu USD từ tỷ phú Branson, nâng giá trị công ty lên 60 triệu USD.

Sau 2 năm, tính đến nay, Ring đã được định giá ở mức 1 tỷ USD. Từ một công ty nhỏ với 8 người làm đủ mọi việc, giờ đây, họ đã có tổng cộng hơn 1.300 nhân sự, 10 sản phẩm chủ lực và xuất hiện tại hơn 16.000 cửa hàng.

Chia sẻ về kinh nghiệm thành công, anh cho biết: “Dù có bị tổn thương, bị từ chối liên tiếp, bạn vẫn phải tiếp tục cố gắng, thậm chí, phải chiến đấu ác liệt hơn nữa mới có thể thành công”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Linh Lê (Theo CNBC) ([Tên nguồn])
Doanh nhân và 1001 cách làm giàu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN