"Anh cứ mua đi, em sẽ cho anh vay... bất chấp"

Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, cảnh báo về cho vay... bất chấp trong hội thảo thực trạng và giải pháp vay tiêu dùng.

Ông cho biết hiện có rất nhiều công ty cho vay tiêu dùng. Từ cho vay mua nhà, ô tô đến mua xe máy, điện thoại, đồ dùng gia đình... Tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng hiện đến 90.000 tỉ đồng, cho thấy nhu cầu rất lớn.

Song song đó, ngày càng có nhiều khiếu nại về vay tiêu dùng. Tình trạng mập mờ khi cho vay, đòi nợ bất hợp pháp cũng ảnh hưởng đến các công ty làm ăn chân chính.

Do đó, ông Tuấn cảnh báo tình trạng cho vay... bất chấp của một số tổ chức. Cho vay liều lĩnh, bất chấp, không quan tâm đến điều kiện trả nợ của khách hàng, miễn sao cho vay được, còn trả nợ thì tính sau. Việc cho vay bất chấp cũng có thể dẫn đến vỡ nợ, đòi nợ bất chấp, giang hồ và vi phạm pháp luật. Việc cho vay bất chấp có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho nền kinh tế.Ông Phan Thế Thắng, phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cho biết nhiều khiếu nại về vay tiêu dùng vì nhân viên tư vấn giới thiệu lãi thấp nhưng thực tế hợp đồng ghi lãi cao.

Giới thiệu cho vay với mức trả 9 triệu đồng/tháng nhưng trên giấy ghi 9,5 triệu đồng. Thắc mắc thì bảo: "Anh cứ mua đi, em sẽ tính lại, in lại cho anh, chỉ 9 triệu thôi, giấy này in sai". Mua xong mới biết bị lừa.Có nhiều trường hợp mời gọi cho vay rất dễ dàng, ngon ngọt. "Anh cứ mua đi, chỉ cần đưa chứng minh nhân dân, em sẽ cho vay". Đa số người khiếu nại là người có tuổi, tin vào lời giới thiệu, tư vấn, mời mọc mà không xem kỹ hợp đồng, ông Thắng cho biết.Ông cũng cảnh báo: Có rất nhiều trường hợp phản ánh đến cục nhưng không còn giữ hóa đơn, giấy bảo hành, thậm chí thất lạc đâu mất hợp đồng, rất khó ràng buộc đối với người bán.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Như (Pháp luật TPHCM)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN