11 huyền thoại công nghệ đã từng bị từ chối trong lịch sử
ít ai biết rằng các sáng chế nổi tiếng như iPod, máy chơi game PlayStation cho đến các hãng công nghệ nổi tiếng như Apple, Google hay Netflix đã từng bị thị trường công nghệ tẩy chay trước khi đến với ánh hào quang.
Kodak từ chối công nghệ camera kỹ thuật số
Hãng máy ảnh Kodak đã từng từ chối công nghệ máy ảnh kỹ thuật số.
Một kỹ sư đã từng trình bày ý tưởng cho một máy ảnh "camera không phim" với các giám đốc điều hành hãng máy ảnh nổi tiếng Kodak vào năm 1975, thế nhưng anh này đã bị cười nhạo trong cuộc họp. Vào năm 2012, công ty này tuyên bố phá sản vì đã không thích nghi được với thế giới kỹ thuật số.
Yahoo bỏ lỡ Google
Yahoo từng bỏ qua cơ hội mua lại Google.
Trong những ngày đầu Google mới thành lập, Yahoo - lúc đó đang là mạng xã hội hot nhất đã từng tổ chức nhiều cuộc đàm phán về việc mua lại Google, nhưng sau bao lần cân nhắc họ đã quyết định nói không. Ngày hôm nay, khi Google trị giá 500 tỷ USD thì Yahoo ... chỉ còn 35 tỷ USD
Ron Wayne, người sáng lập thứ 3 của Apple
Ron Wayne (phải) từng là nhà sáng lập "hụt" của Apple.
Bạn có thể biết về Steve Jobs và Steve Wozniak, nhưng không biết rằng Apple đã từng có một đồng sáng lập viên thứ ba là Ron Wayne (bên phải). Wayne đã bán 10% cổ phần của mình với giá 1.500 USD vào năm 1976. Bây giờ nó trị giá 50 tỷ USD.
Máy nghe nhạc Zune của Microsoft
Máy nghe nhạc Zune từ Microsoft.
Ít ai biết rằng Microsoft từng cho ra mắt máy nghe nhạc đầu tiên có tên gọi Zune và đồng thời khơi nguồn sáng tạo cho Apple cho ra đời một sản phẩm công nghệ cao hơn - iPod vào năm 2006. Sau đó một vài tháng, Apple tiếp tục cải thiện hơn thành dòng iPhone huyền thoại.
iPod bị từ chối trước khi đến Apple
iPod đã bị từ chối trước khi đến Apple.
Kiến trúc sư ban đầu của iPod là Tony Fadell, người đầu tiên đã đưa ra ý tưởng về thiết bị nghe nhạc cá nhân cho RealNetworks. Tuy nhiên, hãng này đã từ chối sáng kiến, sau đó Fadell đến Apple và lịch sử đã được diễn ra.
Steve Jobs rời Apple
Steve Jobs đã từng rời khỏi Apple.
Không hiểu là Steve Jobs bị đẩy ra khỏi Apple hay tự nguyện ra đi do bất đồng quan điểm vào năm 1985. Chính sự ra đi này là đã khởi đầu một cuộc đua mới để khi quay trở lại vào những năm 1990 ông mang lại một khởi đầu mới, tạo lên những bước tiến sau này.
Hãng game Nintendo cấm máy chơi game PlayStation Sony
Sau khi bị ngừng hợp tác với Nintendo, Sony tạo ra máy chơi game huyền thoại.
Vào đầu những năm 1990, Sony và Nintendo cùng nhau làm việc để sửa đổi SNES (hệ thống game console nổi tiếng). Song 2 công ty này đã thất bại và Nintendo đã bắt đầu hợp tác với Philips trên đĩa CD. Còn Sony vẫn tiếp tục nghiên cứ dự án và sản xuất ra máy chơi game PlayStation huyền thoại.
Western Union không cộng nhận sáng chế điện thoại bàn
Chiếc điện thoại bàn đầu tiên trên thế giới.
Alexander Graham Bell đã nộp bằng sáng chế ra điện thoại bàn đầu tiên trên thế giới của lên công ty điện báo Western Union năm 1876... và bị từ chối. Sau đó, công ty điện thoại Bell Telephone Company được thành lập, cuối cùng được AT & T (hãng truyền thông lớn nhất quốc tế) mua lại.
Hãng cho thuê phim ảnh Blockbuster coi thường Netflix
Blockbuster đã từng coi thường Netflix.
Năm 2000, Blockbuster từ chối mua startup Netflix với giá 50 triệu USD. Sau đó 10 năm, Blockbuster phá sản còn Netflix trở thành công ty cung cấp dịch vụ truyền hình trực tuyến hàng đầu của Mỹ.
Sáp nhập giữa AOL và Time Warner
Sáp nhập giữa AOL và Time Warner được coi là sai lầm nhất lịch sử.
Được đánh giá là một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử chính là thỏa thuận giữa AOL và Time Warner vào tháng 1/2000 với con số kỷ lục 350 tỷ USD. Sở dĩ, AOL muốn mua lại Time Warner nhằm biến nhà cung cấp dịch vụ Internet này trở thành một phương tiện truyền thông khổng lồ.
Tuy nhiên, điều đó đã không bao giờ xảy ra và đến năm 2009, AOL lại tách Time Warner trở lại là một công ty độc lập.
Bill Gates cứu sống Apple
Bill Gates đã từng cứu sống Apple.
Năm 1997, khi Microsoft cai trị thế giới thì sự quay trở lại của Steve Jobs tại Apple gặp nhiều khó khăn, vì thế Microsoft, đối thủ lớn nhất của Apple, tuyên bố đầu tư 150 triệu USD vào công ty của Jobs. Hai bên công bố về thương vụ này là "một thỏa thuận hợp tác bản quyền sâu rộng" trong việc hỗ trợ lẫn nhau trên các trình duyệt và phần mềm. Hãy thử nghĩ xem, nếu không có sự hỗ trợ này thì sản phẩm điện thoại bạn đang cầm trên tay sẽ là gì?