1 con tằm chịu sự quản lý của hai 2 bộ

Sự kiện: Kinh Doanh

Vẫn có sự quản lý chồng chéo đối với các mặt hàng, thậm chí có tới 58,8% mặt hàng chịu sự quản lý từ hai bộ trở lên, ví dụ như con kén tằm.

Đó là một trong những nội dung được ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm VPCP, dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ nêu ra tại buổi làm việc với Bộ NN&PTNT về việc thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc phạm vi Bộ NN&PTNT quản lý sáng nay (25-10).

Bãi bỏ gần trăm điều kiện kinh doanh

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng Chính phủ nghi nhận sự chuyển biến mạnh mẽ của ngành nông nghiệp từ việc tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh doanh liên quan đến vấn đề nông nghiệp trong thời gian vừa qua.

Ví dụ thịt gà VN xuất khẩu sang Nhật, trong khi đây là thị trường khó tính và từ đây đã có đặt hàng từ một số nước kể cả Hàn Quốc.

“Thủ tướng đánh giá cao cá nhân bộ trưởng với tinh thần tận tụy, trách nhiệm tham gia với tập thể Chính phủ đối với lĩnh vực mang tính quyết liệt, đổi mới, dám nghĩ, giám làm. Có những việc đột xuất, việc đã đưa ra một số vấn đề phối hợp với các Bộ tổ chức với tầm quy mô lớn, kể cả các vướng mắc đối với các Bộ”, ông Mai Tiến Dũng cho biết.

1 con tằm chịu sự quản lý của hai 2 bộ - 1

Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng dẫn đầu Tổ công tác làm việc với Bộ NN&PTNT.

Ông Mai Tiến Dũng cho biết Bộ NN&PTNT đã cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản thủ tục điều kiện kinh doanh từ 345 điều kiện đã bãi bỏ 65  điều kiện, sửa đổi theo hướng rút gọn 53 điều kiện.

Cắt giảm 5 loại hàng hóa không có nguy cơ cao gây mất an toàn ra khỏi danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Cắt giảm bốn nhóm hàng hóa phải kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn, cắt giảm 9 nhóm hàng hóa phải kiểm dịch sản phẩm thủy sản.

Tuy nhiên, ông Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng Chỉ đạo Bộ NN&PTNT cần tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục pháp lý liên quan đến các điều kiện doanh.

Một con kén tằm chịu sự quản lý của hai Bộ

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ NN&PTNT cần phải làm rõ về vấn đề chồng chéo trong quan lý các mặt hàng, thủ tục.

Đặc biệt là tình trạng một mặt hàng chịu nhiều hình thức quản lý khác nhau. Ví dụ con kén tằm vừa phải chịu vấn đề kiểm dịch vừa phải chịu kiểm tra an toàn thực phẩm. Thịt cá vừa phải chịu kiểm tra theo Thông tư 25, vừa phải chịu sự kiểm tra của nhiều cơ quan nhà nước khác nhau.

Hay sản phẩm thủy sản vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm, lại vừa phải kiểm tra chất lượng hàng hóa.

1 con tằm chịu sự quản lý của hai 2 bộ - 2

Một con tằm chịu sự quản lý của hai Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương.

Vấn đề nêu ở đây để thấy rằng sự chồng chéo khi một một mặt hàng chịu sự quản lý hai bộ trở lên. Cụ thể một mặt hàng chịu sự quản lý từ hai bộ trở lên chiếm 58,8% và thời gian thông quan kiểm tra chuyên ngành chiếm 92,%.

Chẳng hạn sữa chua, sữa bột vừa phải kiểm dịch theo yêu cầu của Bộ NN&PTNT vừa phải chịu sự kiểm tra chuyên ngành của Bộ Công Thương. Hay như thức ăn gia súc vừa phải bị kiểm dịch của Bộ NN&PTNT và vừa bị kiểm tra ATTP của Bộ Công Thương.

Từ thực tế này, ông Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ NN&PTNT kiểm tra những vấn đề đang chồng chéo thuộc Bộ NN&PTNT. Đồng thời cải cách heo hướng một mặt hàng chỉ giao cho một bộ chủ trì, thực hiện kiểm tra chuyên ngành.

Kiểm tra nhiều nhưng hiệu quả lại thấp. Khi chúng tôi kiểm tra 43.000 lô hàng tại Hải Phòng của đơn vị kiểm tra dịch động vật thì chỉ phát hiện ra 20 lô hàng vi phạm là rất thấp chỉ chiếm 0,002%. Hiện nay Bộ đã ban hành 645 bộ quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật, đây cũng là Bộ ban hành quy chuẩn nhiều nhất, các bộ khác là không ban hành được nhiều đâu. Bộ NN&PTNT cần phải rà soát 13 có quy chuẩn quốc gia và 127 quy chuẩn Việt Nam từ đây nhằm sửa đổi thông tư và quy đinh của Bộ", ông Dũng nhấn mạnh.

Ghi nhận những chuyển biến mạnh mẽ của Bộ NN&PTNT, tuy nhiên tại buổi làm việc ông Mai Tiến Dũng cũng nêu ra 5 vấn đề được Thủ tướng chỉ đạo, yêu cầu Bộ NN&PTNT phải khắc phục, triển khai thực hiện nghiêm.

Đơn cử từ 2016, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cấm chặt phá rừng, tuy nhiên vấn đề quản lý rừng tự nhiên, cháy rừng, đất rừng cần cần phải có sự quan tâm và quản lý tốt hơn để không để xảy ra các sự vụ như vừa qua.

Vấn đề quản lý rừng là điều dư luận nhân dân cả nước quan tâm và được sử dụng một cách hiệu quả, quản lý tốt. Hai là phải có các giải pháp chấn chỉnh đánh bắt cá trên biển hiện nay, trong đó cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề đánh mìn bắt cá trên biển.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đặng Trung (Pháp luật TPHCM)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN