Giấc mơ làm mẹ của người mẫu không tử cung

Phải mất nhiều năm để Tabitha Taya, một người mẫu ảnh ở Anh, chấp nhận rằng cô sẽ không bao giờ có cơ hội làm mẹ, nhưng việc cấy ghép tử cung không phải là câu trả lời cho tất cả trường hợp mắc chứng bệnh như cô.

Khi nghe tin tức về Derya Sert, một người phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ được cấy tử cung và mang thai thành công đầu tiên trên thế giới, Tabitha như vỡ òa cảm xúc.
 
Từ năm 15 tuổi, cô người mẫu 26 tuổi này đã biết rằng mình sẽ không bao giờ có khả năng sinh con. Cô mắc hội chứng Mayer Rokitansky Kuster Hauser (MRKH), có nghĩa là từ khi sinh ra không có tử cung. Cứ 5.000 người phụ nữ trên thế giới thì có 1 người mắc phải hội chứng này, nhưng nó vẫn hiếm khi được thảo luận hay nhắc đến.

Giấc mơ làm mẹ của người mẫu không tử cung - 1

Tabitha Taya

Vì vẫn có buồng trứng và ống dẫn trứng nên Tabitha hoàn toàn có thể làm một người mẹ sinh học nếu nhờ người mang thai hộ. Nhưng cô cho rằng những phụ nữ như cô hay hàng ngàn phụ nữ khác phải cắt bỏ tử cung vì nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định chấp nhận những nguy cơ tiềm ẩn từ phẫu thuật cấy ghép.

Tabitha nói: “Tôi có thể hiểu khát khao được mang thai của một phụ nữ cấy ghép tử cung, nhưng sẽ an toàn hơn nếu bạn nhờ người mang thai hộ, điều này đã được kiểm nghiệm rằng có tác động tối thiểu đến sức khỏe của bạn”.

Vào năm 15 tuổi, khi biết được căn bệnh của mình, Tabitha đã suy sụp tột độ. Cô đã từng có ý định tự tử, nhưng niềm đam mê làm một người mẫu đã kéo cô ra khỏi những tháng ngày tuyệt vọng đó. Cô làm người mẫu ảnh cho L’Oreal, Hobbs và nhiều tạp chí khác. Sau đó, cô chuyển đến London sống với bạn trai và cùng thành lập một công ty giải trí thiếu nhi.

Nhưng rồi mối quan hệ trở nên lúng túng khi cô cảm thấy tội lỗi vì không thể mang lại một gia đình trọn vẹn như bạn trai cô mơ ước.

Giấc mơ làm mẹ của người mẫu không tử cung - 2

Tabitha Taya và người tình hiện tại

Mãi cho đến năm 22 tuổi, Tabitha mới được hỗ trợ để chung sống với căn bệnh của mình. Tabitha được chuyển đến Bệnh viện Charlotte và Chelsea tại London, nơi cô nhận được thông tin về tình trạng bệnh của mình và phát hiện ra một nhóm hỗ trợ các bệnh nhân như cô. Cũng chính vào thời điểm này, Tabitha đã nhen nhóm ý tưởng thành lập một tổ chức từ thiện nhằm nâng cao nhận thức về MRKH.

Bốn năm trôi qua, giấc mơ của Tabitha dần thành sự thật. Cô từ bỏ công việc giám đốc bán hàng của mình để tập trung cho “Sống chung với MRKH”.

Tabitha hiện đang trong mối quan hệ với Peter Robinson, một giám đốc xuất bản 29 tuổi, người biết rõ và sẵn sàng chấp nhận bệnh tình của cô.

“Tôi nhận ra rằng nếu ai đó thực sự yêu tôi có nghĩa là vì họ muốn ở bên tôi, không phải vì tôi có thể mang lại cho họ một đưa bé”, cô nói.

Cặp đôi đang lên kế hoạch thụ tinh nhận tạo và nhờ người mang thai hộ đứa con của mình. Trong khi đó Tabitha vẫn đang tiếp tục nỗ lực nâng cao nhận thức mọi người xung quanh về MRKH.

Cô nói: “Nói về MRKH không phải là điều cấm kỵ. Tôi muốn gửi một thông điệp là bất cứ người phụ nữ mắc phải MRKH nào cũng có thể được làm mẹ!”.

MRKH là gì?

Hội chứng Mayer Rokitansky Kuster Hauser (MRKH) ảnh hưởng đến một trong 5.000 phụ nữ khi vừa sinh ra. Người mắc hội chứng này không có âm đạo, cổ tử cung và dạ con. Hội chững cũng liên quan đến thận, xương và thính lực.

Buồng trứng của người mắc phải MRKH vẫn thực hiện chức năng sản xuất trứng và kích thích tố nữ như người bình thường.

Làm thế nào để phát hiện MRKH?

Phụ nữ thường phát hiện ra họ rằng họ không có âm đạo,cổ tử cung ở tuổi dậy thì khi họ không thể hoặc gặp khó khăn trong vấn đề quan hệ tình dục do hẹp âm đạo.

Mặc dù vẫn phát triển vú và lông mu bình thường, nhưng họ lại không có chu kỳ kinh nguyệt.

Mắc phải MRKH vẫn có thể có con?

Trong khi người mắc phải MRKH không thể thụ thai hoặc mang thai, thì trứng có thể được lấy ra và tiến hành thụ tinh nhân tạo, sau đó được đặt trong cổ tử cung của một phụ nữ khác mang thai hộ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Thoa (Người lao động)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN