Chuyên gia nói gì về “bí kíp” uống rượu bia cả ngày không say

Sự kiện: Sống khỏe

Liệu quan niệm “trái cây, nước ngọt sẽ làm rượu nhẹ, dễ uống, thơm, mát và không say" có đúng hay không?

Gần đây, nhiều người có xu hướng pha nước ngọt có ga và nước hoa quả vào rượu để uống. Theo chia sẻ, “trái cây, nước ngọt sẽ làm rượu nhẹ, dễ uống, thơm, mát và không say, không gây ngộ độc”.

Chuyên gia nói gì về “bí kíp” uống rượu bia cả ngày không say - 1

Nhiều người trộn hoa quả với rượu uống vì cho rằng, làm cách này sẽ không bị say.

Trao đổi với PV về trao lưu này, PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, có nhiều người nghĩ ra “công thức” trộn tất cả các loại nước trái cây kèm nước ngọt có gas thành một loại rượu gọi là "rượu trái cây tươi" dùng trong các buổi tiệc, giao lưu.

Về mặt sức khỏe, PGS Thịnh cho biết, nếu uống nhiều rượu sẽ gây say và ngộ độc. Do đó, nếu pha rượu với nước trái cây cũng sẽ gây ngộ độc (nếu quá chén). Bên cạnh đó, pha rượu với nước trái cây đã khiến rất nhiều người bị rối loạn tiêu hóa.

Còn đối với những loại nước ngọt có gas chứa độc tố, phẩm màu pha với rượu thì sẽ gây hại cho cơ thể như: hại cho tim mạch, dạ dày… và dễ thấy nhất là nguy cơ tiêu chảy vào ngày hôm sau, có thể sẽ phải nhập viện.

“Về nguyên lý, các loại hoa quả tự nhiên dùng kể pha rượu cơ bản ít gây hại gì. Nhưng với nước ngọt có gas và nước hoa quả công nghiệp đóng chai pha với rượu lại gây độc. Rượu vốn dĩ đã độc hại, ngoài tác động của nó đến não còn phải kể đến việc rượu trộn với nước ngọt có gas cùng phẩm màu công nghiệp sẽ khiến độc tính càng được nhân lên”, PGS Thịnh cho hay.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) khuyến cáo, không có ngưỡng uống rượu bia nào được coi là tuyệt đối an toàn, đặc biệt là với những người đã có tổn thương ở gan. Do đó, người dân nên thực hiện lối sống lành mạnh, không dùng các chất kích thích, bỏ hẳn hoặc hạn chế dùng rượu bia.

Trường hợp có sử dụng rượu bia cần lưu ý kiểm soát men gan, bảo vệ gan đúng cách, tránh để men gan cao gây tổn thương gan, suy giảm chức năng gan, gây nhiễm độc cho cơ thể. Tình trạng nhiễm độc này có thể mạn tính âm thầm, khi phát hiện thì đã muộn. Không nên uống rượu bia khi dạ dày trống rỗng, niêm mạc dạ dày và thực đạo bị chất cồn kích thích dễ phát sinh tổn thương làm cho dạ dày đau đớn, thậm chí có hiện tượng nôn mửa, chảy máu, lâu ngày dẫn tới viêm dạ dày cấp tính.

Chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày 1 người chỉ dùng 1- 2 chén rượu nhỏ, tương đương 1-2 cốc bia, không lạm dụng và dựa vào các thuốc giải rượu bia chưa được chứng minh tác dụng rõ rệt.

8 thói quen khiến quý ông “chưa đến chợ đã hết tiền”

Nhiều quý ông gặp cảnh “chưa đến chợ đã hết tiền” hay bị gọi là yếu sinh lý, “trên bảo dưới không nghe” chỉ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN