Các hiểm hoạ tiềm tàng ẩn dưới cơn sốt ở trẻ

Sốt không phải là một căn bệnh, mà là một triệu chứng phản ứng phòng vệ ở cơ thể trẻ.

Đôi khi sốt còn là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm. Nếu mẹ không hạ sốt kịp thời, có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc cho bé yêu. Vì vậy, mẹ nên chú ý theo dõi và “thủ” sẵn những bí kíp hạ sốt thật hiệu quả để bảo vệ cho bé yêu của mình nhé.

Những hiểm hoạ có thể đến từ cơn sốt

Bản thân sốt không phải là một căn bệnh như nhiều người thường nghĩ, mà là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bé đang chống lại sự tấn công của vi khuẩn hay virus. Sốt có thể là biểu hiện của một tình trạng nhiễm khuẩn thông thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nặng như viêm phổi, sốt xuất huyết, viêm màng não mủ,... có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Theo số liệu thống kê, tại bệnh viện Nhi Trung ương số bệnh nhi tăng lên 1800 – 2000 trẻ/ngày trong gần 2 tháng qua, trong đó, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là sốt do virus. Các chuyên gia y tế nhận định, do thời tiết cuối năm thường thay đổi bất thường, nóng lạnh thất thường, kèm theo mưa nên không khí có độ ẩm cao, tạo điều kiện cho các virus phát triển mạnh, dễ gây bệnh cho trẻ, trong đó có sốt virus. Đáng lưu ý, nhiều trường hợp có quan điểm sai về sốt virus, cho rằng sốt virus là phải sốt hàng tuần, sốt cao,... mà không biết rằng, biểu hiện bệnh hoàn toàn khác nhau ở từng người và phụ thuộc vào loại virus bị nhiễm. Thế nên, nhiều phụ huynh đã chủ quan trong điều trị cho bé, dẫn tới những biến chứng nặng hơn, gây nguy hiểm cho trẻ.

Các hiểm hoạ tiềm tàng ẩn dưới cơn sốt ở trẻ - 1

Thời tiết thay đổi, số lượng trẻ sốt virus tăng cao

Chính vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu sốt, ba mẹ nên lưu ý, theo dõi thường xuyên thể trạng, cũng như biểu hiện của trẻ lúc này, bởi các cơn sốt ít khi xuất hiện riêng lẻ, mà thường đến cùng với các triệu chứng như mệt mỏi, quấy khóc, đỏ mặt, vã mồ hôi, rùng mình hay run, rối loạn tiêu hóa , trẻ lớn có thể kêu đau đầu… Tuy nhiên, ba mẹ cũng  không nên quá lo lắng, căng thẳng mà nghĩ rằng trẻ có tình trạng bệnh nặng hoặc biến chứng.

Những việc mẹ cần làm ngay để hạ sốt cho bé

Khi trẻ lên cơn sốt, trẻ thường cảm thấy nhức mỏi, khó chịu, quấy khóc. Trong một vài trường hợp, nếu không hạ sốt kịp thời, trẻ có thể dễ bị co giật, có thể dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy lên não... Thế nên việc ba mẹ nhanh chóng giúp bé hạ nhiệt cơ thể, kiểm soát cơn sốt không chỉ giúp bé thoải mái hơn, mà còn giúp giảm thiểu những nguy cơ biến chứng bé có thể gặp phải.

Lúc này, ba mẹ có thể thực hiện theo những phương pháp sau để giúp bé hạ sốt:

Để trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, không ủ ấm.

Cho trẻ nằm nơi thoáng mát, giảm nhiệt độ phòng, tránh gió.

Lau mát cho trẻ bằng nước ấm, có thể sử dụng khăn đắp vào trán, mặt, cổ, bẹn, nách, lưng, bụng để giúp bé hạ sốt nhanh hơn! Tuyệt đối không sử dụng nước quá lạnh, nước chanh hay rượu khi lau mát cho bé.

Cho bé uống nhiều nước và các dung dịch khác như sữa, nước trái cây, nước biển khô.

Cần theo dõi nhiệt độ trẻ bằng nhiệt kế sau mỗi 4 giờ.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng. Đây là thói quen các mẹ thường làm khi bé bị sốt. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc hạ sốt với các thành phần khác nhau như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin. Trong đó, Paracetamol là loại phổ biến, được dùng thường xuyên cho trẻ do ít tác dụng và có độ an toàn nhất (liều dùng 10 – 15mg/kg/lần, cách mỗi 4 – 6h) . Thuốc có nhiều dạng và có thể dùng bằng 2 cách: dạng uống và dạng toa dược (viên đặt hậu môn). Ba mẹ nên cân nhắc khi sử dụng Aspirin và Ibuprofen bởi Aspirin có thể gây tổn thương não, trong khi Ibuprofen lại gây khó chịu đến đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Các mẹ cũng nên lưu ý sử dụng thuốc đúng liều lượng để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Các hiểm hoạ tiềm tàng ẩn dưới cơn sốt ở trẻ - 2

Nhanh chóng hạ sốt cho trẻ để giảm thiểu những tác hại do cơn sốt mang lại

Ngoài ra, ba mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế khi thấy trẻ sốt kèm theo những biểu hiện bất thường như: sốt cao trên 40 độ; ngủ li bì, khó đánh thức; co giật kèm tay chân lạnh, nôn hết những gì đã ăn hoặc bú; mỏ ác phồng cao, cứng cổ; xuất huyết; khó thở; bỏ bú; tiêu chảy; đau sưng khớp...

Có thể thấy, sốt tuy là chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nếu không tìm được đúng nguyên nhân, cũng như điều trị kịp thời, cơn sốt có thể đem lại những nguy hiểm khó lường. Lúc này, những phản ứng nhanh, đúng đắn và kịp thời của phụ huynh khi trẻ bị sốt sẽ là cách tốt nhất để bảo vệ con yêu.

Nhiều phụ huynh thường truy cập fanpage Trung tâm hạ sốt bé  để cập nhật những kiến thức về sốt và hạ sốt cho bé, cũng như các thông tin khác về chăm sóc trẻ.

Các hiểm hoạ tiềm tàng ẩn dưới cơn sốt ở trẻ - 3

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN