Bản lĩnh nơi công sở: Làm sao có?

Khi có bản lĩnh, bạn vừa giữ được lập trường trong công việc, vừa có thể xây dựng các mối quan hệ đồng nghiệp trở nên tốt đẹp hơn.

Khi đã đi làm, mối quan hệ với đồng nghiệp ở công ty đóng vai trò khá quan trọng bởi phần lớn thời gian trong ngày của bạn là dành cho công việc. Có được mối quan hệ tốt đẹp, thân thiết với đồng nghiệp là điều bạn luôn mong muốn. Tuy nhiên, không ít lần bạn thấy khó xử khi đối mặt với những tin đồn ác ý, cảm thấy mình lạc lõng giữa tập thể hoặc phải làm phần việc của người khác dù không có yêu cầu từ cấp trên.

Làm thế nào để luôn vui vẻ với đồng nghiệp, thực hiện tốt công việc của mình mà bản thân không cảm thấy phiền lòng vì những việc như đã nói ở trên? Trưởng phòng Nhân sự CareerLink.vn, trang web tư vấn tuyển dụng nhân sự và tìm kiếm việc làm, cho rằng bạn cần phải xây dựng được bản lĩnh cho mình. Khi có bản lĩnh, bạn vừa giữ được lập trường trong công việc, vừa có thể xây dựng các mối quan hệ đồng nghiệp trở nên tốt đẹp hơn.

Tham khảo thông tin việc làm mới nhất tại https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-tai/ha-noi/HN

1. THÂN THIẾT TRONG CHỪNG MỰC

Bạn không nhất thiết phải hạn chế nói chuyện, ít tham gia các hội nhóm trong công ty. Thực ra, bạn vẫn có thể thoải mái tâm sự, chia sẻ với đồng nghiệp nhiều vấn đề hoặc tham gia các buổi dã ngoại, đi chơi, hội họp do công ty tổ chức. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế chia sẻ quá sâu những vấn đề liên quan đến gia đình hoặc những bất mãn về cấp trên. Lời bạn nói ra có thể trở thành ý xấu khi được người khác tường thuật lại và những người không ưa thích bạn sẽ dùng điều đó làm vũ khí chống lại bạn. Nếu được đồng nghiệp chia sẻ những chuyện tương tự, bạn hãy giữ thái độ trung lập, chỉ lắng nghe, không phán xét hay tán thành cảm xúc của người nói, hạn chế đưa ý kiến giải quyết nếu chưa được đề nghị.

Tóm lại, bạn nên giữ sự chừng mực trong các mối quan hệ, tránh đem chuyện cá nhân vào công việc cũng như can thiệp quá sâu vào việc của người khác.

2. DÙNG MẠNG XÃ HỘI THÔNG MINH

Bạn đang sử dụng các trang mạng xã hội như một thói quen, một hình thức giải trí. Thật dễ chịu khi bạn có thể đăng mọi thứ lên trang cá nhân của mình mà không cần phải quan tâm đến thái độ hoặc lời nói của những người xung quanh. Nhưng nếu đồng nghiệp có thể đọc được những bài viết của bạn bày tỏ về những bất mãn trong công việc, phàn nàn về ai đó trong công ty, việc đó cũng giống như khi bạn nói trực tiếp, thậm chí còn tệ hơn vì mọi người có thể suy diễn thành nhiều nghĩa dựa vào câu chữ bạn viết. Do đó, nếu trang cá nhân có kết nối với đồng nghiệp thì bạn nên tránh đăng những dòng trạng thái liên quan đến công việc.

3. BIẾT CÁCH NÓI TỪ CHỐI

Bạn là người sôi nổi, nhiệt tình và luôn muốn giúp đỡ mọi người. Ưu điểm đó làm bạn trở nên dễ gần và dễ được mọi người quý mến, đặc biệt là trong công việc. Thế nhưng, bạn nên đặt ra giới hạn cho sự nhiệt tình của mình ở nơi làm việc. Bạn có thể giúp đỡ mọi người trong điều kiện cho phép nhưng đừng quá ôm đồm dẫn đến tình trạng việc được nhờ nhiều hơn việc chính thức. Hãy mạnh dạn từ chối nếu không có thời gian làm hoặc khi bạn cảm thấy đồng nghiệp đang muốn đùn đẩy công việc cho mình. Nói không đúng lúc không làm bạn trở thành người xấu tính mà ngược lại, đồng nghiệp sẽ hiểu ranh giới mà bạn đặt ra là ở đâu.

4. THAM GIA NHÓM TÍCH CỰC

Ở những công ty đông người, các hội nhóm thường được lập ra để mọi người cùng tham gia nếu có chung sở thích. Nhưng nếu nhóm có xu hướng chê bai hoặc công kích một thành viên khác trong công ty thì điều bạn nên làm là giữ cho mình bản lĩnh vững vàng, không chạy theo đám đông vì không phải lúc nào đám đông cũng đúng. Trường hợp này, bạn có thể trở thành người bị cô lập do không tham gia vào một hội nhóm nào. Đừng quá lo lắng bởi mục tiêu của bạn khi đi làm là hoàn thành công việc. Hãy đảm bảo mọi nhiệm vụ được giao đều được thực hiện tốt thì mọi người sẽ ít có cơ hội để chỉ trích bạn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mừng Mẫn ([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN