Quốc hội sẽ giám sát vụ 500 HS ở Hà Tĩnh nghỉ học

Sự kiện: Hà Tĩnh

“Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội sẽ giám sát chứ không trực tiếp xử lý vụ 500 học sinh ở Hà Tĩnh có nguy cơ thất học”.

Vừa qua báo chí thông tin vụ việc hàng trăm học sinh ở Hương Khê, Hà Tĩnh không được đến trường từ đầu năm 2014 chỉ vì chuyện sắp xếp lại các cơ sở giáo dục. Ngày 25/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định nhất quyết sẽ đưa hàng trăm học sinh ở Hương Bình trở lại trường học trong thời gian sớm nhất.

Bên hành lang Quốc hội, GS-TS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, đây là việc rất lớn, có sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương.

Quốc hội sẽ giám sát vụ 500 HS ở Hà Tĩnh nghỉ học - 1

Trường học thưa thớt học sinh

Theo ông, chủ trương sắp xếp lại hệ thống các nhà trường để đảm bảo điều kiện các trường đạt tiêu chuẩn quốc gia là một chủ trương lớn nên chuẩn bị phải chu đáo. Khi triển khai, chính quyền phải bàn bạc để có sự nhất trí với nhân dân. Một số điểm trong việc này chưa tạo được sự đồng thuận giữa chính quyền và người dân.

Ông nói: “Tôi cảm thấy rất buồn khi phụ huynh và một phần chính quyền đang dùng học trò như con tin để hai bên đấu tranh bảo vệ quan điểm của mình”.

Theo ông, trong khi chưa bàn bạc được thấu đáo hay chưa triển khai được đầy đủ nên tạm để cho các cháu học tập như cũ. Khi nào chính quyền và người dân bàn bạc hay quyết định được, lúc đó mới sắp xếp.

“Chính quyền và người dân nên bình tĩnh để bàn bạc, không nên vội vã, cần phải làm một cách cẩn trọng, chu đáo vì quyền lợi học tập của học sinh”, GS.TS.Đào Trọng Thi bày tỏ.

Theo ông, hàng trăm học sinh ở Hương Khê, Hà Tĩnh không được đến trường từ đầu năm 2014 chỉ vì chuyện sắp xếp lại các cơ sở giáo dục. Sự việc này có sự phản đối từ phụ huynh chính quyền cần phải xem người dân phản đối gì và phải trao đối với người dân một cách dân chủ.

“Cả hai bên đều vì con em của mình cả, tại sao lại không nhất trí được. Trước mắt việc bàn bạc giữa chính quyền và người dân chưa xong thì phải cho các em học sinh đi học bình thường”, ông Thi nhấn mạnh.

Theo ông, đây là sự việc nằm trong thẩm quyền cần giải quyết của ngành giáo dục Hà Tĩnh, của Chính phủ, trong đó có vai trò của Bộ GD&ĐT.

“Bây giờ, các đơn vị này cũng phải ra tay giải quyết. Sau đó, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật. Khi các cơ quan này giải quyết vấn đề không thỏa đáng thì khi đó chúng tôi sẽ có ý kiến. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội không trực tiếp xử lý vì không phải thuộc thẩm quyền”, ông Thi nói.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Nguyễn Vinh Hiển đã có cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh về công tác, biện pháp chỉ đạo, thuyết phục người dân cho con em đi học trở lại sau khi sáp nhập trường THCS Hương Bình và trường THCS Hòa Hải và Phúc Đồng. Tỉnh cam kết sẽ thực hiện các biện pháp đảm bảo các cháu học sinh đến trường và tỉnh đã chuẩn bị các phương án để các cháu học bù đảm bảo chương trình năm học.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị các cấp ủy, chính quyền địa phương  phải tìm mọi cách để thực hiện bằng được điều này trong thời gian sớm nhất, đồng thời chuẩn bị đầy đủ phương án về thời gian, giáo viên, kinh phí cho việc dạy thêm, học bù để các em học sinh hoàn thành chương trình học đúng quy định của Bộ GD-ĐT.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Hà Tĩnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN