Những thần đồng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc
Lịch sử Trung Quốc từ cổ chí kim từng ghi nhận rất nhiều nhân vật có trí tuệ hơn người. Trong số 8 thiên tài dưới đây, dù mỗi người đều có thế manh ở lĩnh vực khác nhau nhưng tựu chung lại, tất cả họ đều có những tư tưởng vượt tầm.
1.Sái văn cơ (Cai Wenji)
Sái Văn Cơ (hay còn gọi là Thái Văn Cơ) là con gái của Sái Ung - một danh sĩ trứ danh vào cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc
Xuất thân từ một gia đình dòng dõi quý tộc, từ nhỏ, Sái Văn Cơ đã bộc lộ tài năng về nghệ thuật, đặc biệt là chơi đàn hạc.
Năm 6 tuổi, trong một lần chơi đàn cho con gái nghe nhưng do khúc nhạc quá khó, Sái Ung vô tình đánh sai mà không để ý. Sái Văn Cơ ngay lập tức lên tiếng: "Cha, cha đánh sai khúc đầu tiên rồi!" Sái Ung chợt giật mình vì trước đó con gái ông chưa bao giờ được học, thậm chí chậm vào một cây thì làm thế nào có thể biết ông đánh sai. Sái Ung tiếp tục chơi, cố tình đảo lộn thứ tự. Mỗi lần như vậy Sái Văn Cơ liền nói rằng: "Cha, khúc nhạc này không đúng!". Cô bé thật sự có khả năng tự học mà không cần có người hướng dẫn.
2. Tào Xung (Cao Chong)
Tào Xung là con trai của Tào Tháo . Ông được công nhận là một người đặc biệt tài năng và thông minh từ khi còn rất nhỏ. Khi cậu bé lên 6 tuổi, trí thông minh của cậu được mọi người cho là đã tương đương với một người lớn.
Có rất nhiều giai thoại về tài năng bẩm sinh của cậu bé này. Trong đó, theo sử sách ghi lại, năm cậu 6 tuổi, các viên chức giữ nhà kho đã tìm thấy trên yên ngựa của Tào Tháo bị chuột cắn khoét thành lỗ. Họ rất lo sợ bị xử tử vì việc này. Họ đã nghĩ đến việc cột nhau lại và đi đến Tào Tháo để nhận lỗi và chịu phạt. Tào Xung bèn nói với họ: “Hãy đợi thêm 2 ngày nữa rồi hãy đi chịu tội”.
Trong khi đó, Tào Xung đã dùng một con dao để chọc thủng những cái lỗ lên quần áo mình rồi ra vẻ lo lắng. Sau khi Tào Tháo nhìn thấy, ông đã hỏi Tào Xung lý do tại sao. Tào Xung thưa rằng: “Tất cả mọi người đều cho rằng nếu để quần áo bị chuột cắn, con sẽ bị trừng phạt”. Lúc này, Tào Tháo nhẹ nhàng nói: “Thật vô lý, đó đâu phải lỗi do con. Đừng lo lắng. Sẽ chẳng có chuyện đó đâu.”
Ngay sau đó, các viên chức nhà kho đã đi đến Tào Tháo để chịu tội. Tào Tháo đã cười và nói: “Ngay cả quần áo con trai của ta đang mặc cũng bị mấy con chuột cắn. Thì làm sao ai có thể bảo quản yên ngựa treo trên cái cọc kia chứ?” Vì thế ông đã không phạt ai cả.
3. Hoắc Nguyên Giáp (Huo Yuanjia)
Nhắc đến Hoắc Nguyên Giáp, người ta luôn nhớ đến hình ảnh của một cậu bé với khả năng phi thường với màn trình diễn: cả hai tay cầm bút đồng thời vẽ một bức tranh, miệng đọc thơ trong khi đầu đang làm toán. Cậu có khả năng làm 6 việc khác nhau cùng một lúc, việc nào cũng thực hiện rất tốt. Đã rất nhiều người không tin vào khả năng phi thường này của cậu cho đến khi được tận mắt chứng kiến.
4. Gia Cát Lượng (Zhuge Liang)
Gia Cát Lượng là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam Quốc. Ngay từ nhỏ, Gia Cát Lượng đã tỏ ra là một cậu bé thông minh hơn người.
Lịch sử ghi lại, một lần, thầy giáo đưa ra một thử thách với các học trò của mình: “Từ giờ đến trưa, trò nào có thể khiến ta cho phép rời khỏi lớp, trò đó sẽ được thưởng”.
Các cậu bé thi nhau tìm mọi cách thuyết phục thầy giáo cho họ rời khỏi lóp học. Lúc này, Gia Cát Lượng ung dung bước đến và nói: "Thầy luôn cố tình đẩy chúng con vào thế khó, con không muốn theo học một người thầy như vậy và sẽ lấy lại học phí!". Nhìn cậu học trò với những lời lẽ thiếu tôn trọng mình, người thầy đã vô cùng tức giận và ngay lập tức đuổi cậu ra khỏi lớp.
Lúc này, Gia Cát Lượng liền mỉm cười và quỳ xuống nói: "Con chỉ muốn thực hiện được thử thách của thầy nên đã khiến thầy tức giận mà đuổi con đi". Lúc này, người thầy mới hiểu ra và vô cùng thích thú với cậu học trò thông minh của mình.
5. Tư Mã Quang (Sima Guang)
Tư Mã Quang là một nhà sử học, học giả Trung Quốc, thừa tướng thời nhà Tống. Ông là tác giả của cuối sử nổi tiếng Tư trị thông giám. Ngay từ nhỏ đã tỏ ra là một cậu bé xuất chúng và đỗ đầu kỳ thi tiến sĩ khi mới 20 tuổi.
Cha ông là Tư Mã Trì, từng làm các chức quan huyện, Chuyển vận sứ, Phó sứ tam ty, Lang trung thượng thư Lại bộ, Thiên chương các đãi chế dưới thời Tống Chân Tông và Tống Nhân Tông, nổi tiếng là người trung thực và nhân hậu. Tư Mã Quang được sự giáo dục nghiêm khắc từ nhỏ của cha.
Một câu chuyện được truyền tụng về ông là khi ông còn là một cậu bé, ông đã bình tĩnh, dũng cảm đập vỡ vụn một vại nước to để cứu mạng một đứa trẻ rơi vào trong vại.
Đó là một lần Tư Mã Quang đang chơi với bạn ở sân sau. Sân có một bể cái vại nước lớn và một người bạn vô tình rơi xuống đó. Trong khi những đứa trẻ khác chie biết sợ hãi khóc và hét lên, chạy đi tìm người lớn giúp đỡ thì Tư Mã Quang đã nhanh trí nhặt một hòn đá đập vỡ một phần vại. Nước từ đó tuôn ra xối xả và người bạn kia đã được cứu.
6. Lão Tử (Lao Tzu)
Lão Tử là nhà triết học và nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc cổ đại. Ông là người sáng lập trường phái Đạo giáo. Tác phẩm “Đạo đức kinh” của ông là một tác phẩm triết học kinh điển giải thích sự diễn biến của vũ trụ và vạn vật.
10 tuổi, Lão Tử đã tỏ ra là người có kiến thức uyên thâm, thường đàm đạo với các bậc tiền bối về các vấn đề mang tầm vĩ mô với một cậu bé.
Khổng Tử từng bình luận về Lão Tử: “Long thừa phong vân nhi thượng cửu thiên dã! Ngô sở kiến lão tử dã, kỳ do long hồ”, đại ý muốn nói rằng sau khi gặp Lão Tử xong, ông mới cảm thấy mình là người có học vấn kém cỏi.
7. Phòng Huyền Linh (Fang Xuanling)
Phòng Huyền Linh là vị Tể Tướng khai quốc nhà Đường, mưu thần kiệt xuất, thông minh uyên bác. Ông nổi tiếng với tài mưu lược, trọng dụng nhân tài, ông góp phần xây dựng lên nhiều chính sách quan trọng, lập lên nhiều công trạng cho nhà Đường.
Khi còn nhỏ, ông là người chịu khó, thông minh, cần cù, thông thạo kinh sách. Năm 594, khi mới 11 tuổi, ông đã đỗ Tiến sĩ .
Do công lao lớn giúp Đường Thái Tông, ông được liệt vào một trong 24 vị công thần được vẽ trong Lăng Yên các. Ông còn là chủ biên của Tấn thư, là một trong 24 bộ chính sử Trung Hoa.
8. Lý Hạ (Li He)
Lý Hạ tự là Trường Cát, người Phúc Xương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Ông thuộc dòng dõi tôn thất nhà Đường. Ngay khi còn ấu thơ, ông đã cực kỳ thông minh và khác người. Vì lý do rất riêng, ông đã không đi thi. Cả đời ông chỉ làm một chức quan nhỏ là Phụng lễ tang (trông coi việc nghi lễ).
Lên 7 tuổi, ông đã biết làm thơ và thơ ông đã làm chấn động cả kinh sư. Thơ ông thường có những ý tứ kỳ lạ, những cảnh tượng quái dị, tạo ra một thế giới mặc sức cho trí tưởng tượng tung hoành.
8 thần đồng này tuy còn ít tuổi nhưng lại có tầm ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử với những thành tựu thậm chí còn...