Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện trẻ nói dối

Sự kiện: Dạy con

Với những đứa trẻ nhỏ, cha mẹ có thể đơn giản bắt nọn được con đang nói dối. Nhưng khi những đứa trẻ lớn hơn, chúng sẽ biết cách nói dối tốt hơn. Dưới đây là 5 lời khuyên để giúp cha mẹ trẻ nhận ra rằng bé đang nói dối.

Những đứa trẻ có thể dễ dàng tiếp thu những cái mới, bao gồm cả việc nói dối. Sau nhiều lần bị phát hiện, chúng sẽ rút ra được những “bài học” để nói dối tốt hơn những lần sau.

Ví dụ, khi giục con đi tắm, trẻ nói dối rằng đã tắm rồi vì còn đang mải chơi. Nhưng khi cha mẹ kiểm tra phòng tắm sẽ thấy phòng tắm, vòi sen khô, tiết lộ rằng nhóc con đã nói dối. Lần tiếp theo, từ “trải nghiệm” này, nhóc sẽ cho vòi tắm chảy nước trong vài giây, nhưng lại quên làm ẩm khăn tắm. Thời gian sau đó bé sẽ nhớ ném khăn lên sàn ẩm ướt để xác thực rằng mình có tắm, nhưng lại quên để ướt tóc của mình. Cứ thế, thời gian nhanh chóng chuyển tiếp một vài năm và nhóc con đã có đủ kinh nghiệm cụ thể để nói dối về một vấn đề.

Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện trẻ nói dối - 1

Vậy phải làm sao để xác định được trẻ có đang nói dối hay không?

- Quan sát biểu cảm: Mắt đảo nhiều, chớp nháy nhanh, lỗ mũi hơi nở và không giao tiếp bằng mắt có thể là trẻ đang nói dối.

- Chú ý giọng nói: Nói lắp, nói lập bập, nói to hơn hoặc nhỏ giọng hơn bình thường cũng có thể gây ra nghi ngờ.

- Ngôn ngữ cơ thể: Trẻ như đang nín thở, nuốt nước bọt liên tục, né tránh, không nắm tay bạn. Đút tay vào túi hoặc nắm chặt hai bàn tay.

- Để ý đến các lời nói: Không trả lời ngay câu hỏi của bạn, tìm cách “câu giờ” để nghĩ ra lý do. Đưa ra các chi tiết không nhất quán trong câu trả lời, dùng từ “ừm” và “à” nhiều lần hơn bình thường.

- Nhìn vào mắt trẻ: Mắt liếc sang phải tức là trẻ đang cố gắng vẽ ra một lý do rất đáng nghi ngờ. Mắt liếc sang trái là đang cố gắng nhớ lại về điều gì đó thực sự xảy ra.

Khi trẻ nói dối và bị phát hiện ra, phản ứng của bạn là rất quan trọng nếu bạn muốn trẻ nhận ra rằng sự trung thực là điều căn bản đối các mối quan hệ.

Trước hết hãy bình tĩnh. Mắng mỏ trẻ một cách nghiêm trọng có thể sẽ khiến chúng rất miễn cưỡng đối với bạn và tiếp tục có những lần nói dối tiếp theo vì sợ hãi. Đừng mắng trẻ là kẻ nói dối, thay vào đó hãy giúp trẻ đưa ra một giải pháp, sau đó để cho trẻ tự sửa chữa. Giảng cho trẻ hiểu được lý do không nên nói dối.

Tìm hiểu vì sao trẻ nói dối, có thể trẻ sợ làm bạn thất vọng bởi kết quả, hoặc quá khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ và  trẻ buộc phải nói dối, hãy giúp trẻ cùng giải quyết.

Và cuối cùng, phụ huynh hãy làm gương mẫu một cách trung thực. Hãy là chính con người mà bạn mong đợi con mình sẽ trở thành.

Bí kíp dạy con biết tôn trọng tiền bạc theo từng độ tuổi

Nhiều bậc cha mẹ không biết nên bắt đầu từ đâu để dạy con về tiền bạc. Để trả lời được câu hỏi này, các bậc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Châu (Theo Your family) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN