Cái chết bí ẩn của thiên tài quân sự vĩ đại nhất lịch sử nhân loại
Bí ẩn về cái chết của thiên tài quân sự tài ba, vĩ đại nhất lịch sử nhân loại dù có rất nhiều giả thuyết được đặt ra nhưng vẫn chưa được giải đáp suốt 2000 năm qua.
Alexander Đại đế là thiên tài quân sự được tôn sùng bậc nhất lịch sử nhân loại vì sự tài ba, cơ trí cũng như những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp cầm binh của mình.
20 tuổi, ông trở thành vị vua cai trị đế quốc Marcedonia, làm chủ nhiều vùng đất rộng lớn. Trong vòng 10 năm sau đó, ông cùng quân đội hùng mạnh của mình chinh phục các vùng đất khác như Hy Lạp, Ai Cập, châu Á,… tạo nên một trong những đế chế lớn nhất thời cổ đại có phần lãnh thổ kéo dài từ biển Ionian đến dãy Himalaya. Tuy nhiên, cái chết của ông vào tháng 6 năm 323 Trước Công Nguyên (TCN) khi mới 32 tuổi đến giờ vẫn là 1 bí ẩn chưa thể giải mã.
Sự nghiệp cầm quân vĩ đại của Alexander Đại đế
Alexander Đại đế là nhà thiên tài quân sự vĩ đại bậc nhất lịch sử nhân loại
Alexander III của Macedon, còn gọi là Alexander Đại đế, sinh năm 356 TCN và được nhà hiền triết Aristotle dạy học cho đến khi ông 16 tuổi.
Năm 336 TCN, Alexander trở thành vị vua cai trị đế quốc Marcedonia hùng mạnh nhưng cũng đầy bất ổn. Dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng với tài năng của mình, ông đã dẹp yên những kẻ thù trong nước và lên đường chinh phạt đế chế Ba Tư khổng lồ.
Sau khi chinh phục toàn bộ Đế quốc Ba Tư, Alexander Đại đế ôm tham vọng vươn tới “tận cùng của thế giới”, tiếp tục xâm chiếm Ấn Độ năm 326 TCN.
Ông được cho là đã thiết lập khoảng 20 thành phố mang tên mình, bao gồm Alexandria ở Ai Cập cổ đại và lan truyền văn hóa Hy Lạp sang phương Đông.
Cái chết bí ẩn của thiên tài vĩ đại nhất trong lịch sử
Tuy nhiên trước khi hoàn thành kế hoạch vĩ đại của mình, ông đã trải qua 1 cơn mê man đầy bí ẩn suốt 12 ngày đêm rồi qua đời trong đau đớn.
Sử sách ghi lại rằng, vào buổi tối sau khi Alexander Đại đế tổ chức 1 buổi lễ tưởng niệm cái chết của Hephaeistion, người bạn thân thiết nhất của mình, ông trải qua 1 cơn đau khủng khiếp và ngã quỵ. Sau khi được đưa về phòng nghỉ, Alexander trải qua 12 ngày đau đớn, sốt cao, co giật, mê sảng, hôn mê sâu rồi qua đời.
Suốt 12 ngày đêm, Alexander trải qua những cơn đau đớn khủng khiếp trước khi qua đời
Những triệu chứng ban đầu được ghi chép lại là ông bị run rẩy, co cứng cổ và đau bụng dữ dội. Sau đó, ông bị suy nhược và chịu sự đau đớn tột cùng về thể xác ở mọi chỗ trên cơ thể khi bị chạm vào.
Ông trải qua những cơn khát tột độ, các đợt sốt cao và những cơn mê sảng, thậm chí trong đêm, ông còn bị co giật và ảo giác. Ở giai đoạn cuối, ông không thể nói chuyện dù vẫn có thể cử động đầu và tay. Sau cùng, ông bị khó thở và qua đời.
4 nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho cái chết bí ẩn của Alexander Đại đế: sốt rét, thương hàn, ngộ độc rượu hoặc bị đầu độc.
3 dữ kiện đầu đưa ra được phản bác như sau: Bệnh sốt rét thường được lây truyền bởi loài muỗi sống ở rừng rậm và các vùng nhiệt đới, nhưng không phải ở vùng sa mạc như ở miền Trung Iraq, nơi Alexander qua đời.
Bệnh thương hàn thường do lây truyền qua thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn, và tạo ra đại dịch chứ không phải chỉ gây bệnh cho một cá nhân duy nhất. Và không có bất cứ tài liệu nào ghi lại cho thấy có đại dịch như vậy bùng phát vào thời điểm Alexander qua đời.
Dấu hiệu chính của ngộ độc rượu là nôn mửa liên tục, nhưng không có bất cứ ghi chép trong lịch sử cho thấy Alexander bị nôn mửa, thậm chí là buồn nôn trong suốt 12 ngày định mệnh đó.
Vì vậy, dữ kiện được cho là thích hợp nhất là Alexander đã bị đầu độc bởi 1 kẻ thù nào đó.
Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại, cơ thể của Alexander không có bất kỳ dấu hiệu nào bị phân hủy trong suốt 6 ngày sau khi qua đời, mặc dù nó được lưu giữ ở điều kiện vô cùng nóng bức.
Giả thuyết tiếp theo được đưa ra là Alexander đã chết vì bị đầu độc bởi 1 loại thuốc độc cực mạnh, làm chậm quá trình phân hủy của thi thể. Nhưng vẫn chưa 1 ai dám khẳng định về điều này và chất độc đó là gì.
Nghiên cứu gần đây của tiến sĩ Leo Schep từ Trung tâm Ngộ độc Quốc gia New Zealand cho rằng, Alexander đã chết vì uống phải rượu độc hại từ một cây trồng vô hại mà khi lên men là vô cùng nguy hiểm.
Tiến sĩ Schep, người có kinh nghiệm nghiên cứu về độc tính trong hơn 1 thập kỷ cho rằng, các mô tả về những triệu chứng của Alexander Đại đế gặp phải trong 12 ngày trước khi qua đời có nhiều nét tương đồng với cây Hellebore, 1 loại thảo dược có độc tính của người Hy Lạp.
Thế kỷ VI TCN, người ta cũng từng sử dụng loại độc dược này để đầu độc nguồn nước của một thành phố đang bị bao vây. Nếu nhiễm độc nặng, nạn nhân sẽ sốt cao, hôn mê trong nhiều ngày rồi chết. Miêu tả này giống với những triệu chứng được ghi chép trong trường hợp của Alexander Đại đế.
Tuy nhiên, đây chỉ là những giả thuyết được đặt ra và đến nay, cái chết của Alexander Đại đế vẫn là 1 bí ẩn chưa thể giải đáp.
Lịch sử nhân loại đã ghi nhận sự xuất hiện của những thiên tài trong đủ các lĩnh vực từ nghệ thuật cho tới khoa học...