Bí mật trong cách học siêu thông minh của 3 thiên tài nổi tiếng
Không chỉ có trí tuệ cực kỳ xuất chúng, 3 thiên tài này còn phải rèn luyện bản thân rất nhiều để có được lượng kiến thức giúp làm thay đổi thế giới.
3 thiên tài từ trái qua phải: Albert Einstein, Richard Feynman và Elon Musk.
Vậy làm sao mà họ lại có thể trở nên thông minh như vậy? Đó là bởi thiên tài không phải phụ thuộc hoàn toàn vào tài năng thiên bẩm mà còn ở kỹ năng tiếp nhận kiến thức. Rõ ràng, họ đã học được cách tiếp thu mọi thứ cực nhanh. Và dưới đây là bí quyết để có thể làm vậy.
1. Albert Einstein: Tự tạo cảm hứng trong học tập
Nhà bác học vĩ đại này hầu như lúc nào cũng cảm thấy hạnh phúc với công việc của mình. Einstein từng tuyên bố đây chính là tác nhân giúp ông có thể thực hiện những bước nhảy vọt về mặt tinh thần, từ đó cho phép ông khám phá ra các nền tảng lý thuyết quan trọng nhất của khoa học vật lý. Theo ông, càng hứng thú với việc học tập, bộ não sẽ càng làm việc hiệu quả bằng cách nhanh chóng kết nối các thông tin với nhau.
Điểm khác biệt giữa thiên tài Albert Einstein và hầu hết chúng ta là khả năng kiên nhẫn với chính những ý tưởng của bản thân. Hình ảnh tia chớp đã khiến ông đam mê nghiên cứu và tìm hiểu suốt 10 năm trước khi đưa ra được thuyết tương đối đặc biệt trong vật lý.
Tại Peak, chuyên gia về hiệu suất Anders Ericsson nhấn mạnh rằng, để có được sự sáng tạo vĩ đại, yếu tố tài năng di truyền sẽ là nền tảng cơ bản cho bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn chính là sự đam mê và nỗ lực của bản thân mỗi người.
Ngoài ra, hãy tự chọn cho mình một hướng đi riêng mà bản thân yêu thích hoặc có thế mạnh để bứt phá và tạo ra sự khác biệt. Đừng chỉ biết đi theo lối mòn trong tư duy mà hãy tự tạo ra điểm nhấn và cách làm sáng tạo cho riêng bạn.
2. Richard Feynman: Hãy cố gắng giải thích ý tưởng của bạn cho một đứa trẻ
Richard Feynman là nhà vật lý thiên tài, người đã giúp phát triển bom nguyên tử. Lời khuyên của ông để tăng tốc trong học tập là: Hãy làm mọi thứ đơn giản nhất có thể, như cách mà bạn giải thích cho một đứa trẻ!
Theo đó, ban đầu ông sẽ viết một ý tưởng bằng ngôn ngữ đơn giản hơn bao giờ hết. Nó không có sự xuất hiện của các thuật ngữ phức tạp hoặc chuyên ngành. Điều này giúp bạn hiểu khái niệm ở mức sâu. Nếu bạn không thể mô tả bằng ngôn ngữ thông dụng hàng ngày, vậy bạn thực sự vẫn chưa hiểu rõ nó.
Tất nhiên, nó không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng chắc chắn một điều là việc cố gắng đơn giản hóa cho phép Feynman xác định được những điểm yếu trong suy nghĩ của mình và giúp cải tiến nhanh hơn.
3. Elon Musk: Bạn cần phải tin tưởng vào bản thân
Là CEO của SpaceX, CEO của Tesla, và là đồng sáng lập OpenAI, Elon Musk dường như có mặt trên mọi lĩnh vực, thúc đẩy mọi loại công nghệ mới khó tin. Ông Elon Musk từng nói là sẽ không hạnh phúc cho đến khi chúng ta thoát khỏi Trái Đất và lên Sao Hỏa.
Musk dường như không thể ngừng nghĩ ra các ý tưởng mới. Dù đã dấn thân vào nhiều lĩnh vực như điện mặt trời, xe điện, sao Hỏa…
Vậy điều gì đã tạo nên bộ não phi thường ấy? Theo Musk, đó là một công thức đơn giản: bạn chỉ cần có sự tự tin.
Musk cho rằng hầu hết mọi người đều có thể học nhiều hơn những gì họ nghĩ. Họ chỉ sớm bỏ cuộc mà thôi. Sau đó ông đưa ra lời khuyên như sau: “Điều quan trọng là phải coi kiến thức như một cái cây – hãy đảm bảo là bạn hiểu những nguyên tắc cơ bản, nghĩa là thân cây và các cành lớn, trước khi đi vào những chi tiết hay những chiếc lá bởi vì nếu không sẽ chẳng có gì cho chúng bám vào cả.”
Điều cốt yếu trong lời khuyên của Musk là: Đừng vội lao mình vào các chi tiết nhỏ của một chủ đề trước khi có trong đầu một bộ khung khái niệm, gồm những ý tưởng và những suy nghĩ ở trung tâm của chuyên ngành đó.
IQ của 2 đại thiên tài Albert Einstein và Stephen Hawking đều đạt 160 điểm. Nhưng một cô bé người Anh đã có số điểm IQ...