8 mẹo sinh tồn ai cũng nên biết để cứu mình cứu người khi hiểm nguy

Sự kiện: Giáo dục

Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra trong cuộc sống. Cách tốt nhất là tự trang bị những kỹ năng sống cơ bản để cứu mình và những người xung quanh khi nguy hiểm cận kề.

1. Phát lửa bằng pin điện thoại

8 mẹo sinh tồn ai cũng nên biết để cứu mình cứu người khi hiểm nguy - 1

Nếu chẳng may bạn đi lạc ở trong rừng rậm hoặc vùng núi hoang vu mà không biết cách tạo ra lửa để sưởi ấm và xua đuổi thú dữ. Bạn hãy dùng dao đâm qua pin điện thoại hoặc máy tính bảng, phản ứng hóa học này sẽ tạo ra lửa. Điều cần chuẩn bị trước đó là nên kiếm lá khô hoặc cành cây nhỏ dễ cháy để nhóm lửa.

2. Cách vượt qua dòng chảy rút xa bờ

8 mẹo sinh tồn ai cũng nên biết để cứu mình cứu người khi hiểm nguy - 2

Khi bơi lội trên biển, chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với một hiện tượng nguy hiểm là dòng nước xoáy rút xa bờ. Nó là hiện tượng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào, khi bị cuốn vào đó chúng ta tưởng chừng như đang tiến gần vào bờ nhưng thực chất là bị kéo đi xa hơn.

Nếu gặp trường hợp này, đừng cố gắng bơi thẳng vào bờ mà hãy bơi theo đường chéo hoặc song song với nó. Đây là cách hiệu quả để thoát khỏi dòng nước xoáy nhanh chóng và đỡ tốn sức nhất vì vùng nước này không quá rộng.

3. Khi bị cá sấu tấn công

8 mẹo sinh tồn ai cũng nên biết để cứu mình cứu người khi hiểm nguy - 3

Khi di chuyển theo đường thẳng, cá sấu chạy nhanh hơn con người. Tuy nhiên do đặc điểm chân ngắn và thân dài, chúng trở nên vụng về khi di chuyển gấp khúc. Đây là cách chúng ta làm mất phương hướng và rối loạn thị lực của cá sấu.

Vì vậy, khi đang bị cá sấu truy đuổi hãy chạy theo đường zíc zắc để trốn thoát. Tốt hơn hết, chúng ta nên cẩn thận và tránh càng xa càng tốt những vùng nước có nguy cơ gặp phải loài động vật nguy hiểm này.

4. Sứa cắn

8 mẹo sinh tồn ai cũng nên biết để cứu mình cứu người khi hiểm nguy - 4

Sứa cắn có thể gây ra rất nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe: sốc thần kinh, dị ứng, nhiễm độc mạnh. Những điều dưới đây giúp bạn giảm bớt tác hại khi bị sứa cắn:

- Làm sạch vết thương, lấy đi phần còn lại của xúc tu: Để tránh bị thêm vết thương mới, đừng dùng tay trần để lấy xúc tu ra khỏi vết cắn.

- Rửa sạch vết thương bằng nước muối: Tuyệt đối không dùng nước ngọt để rửa vì điều này chỉ khiến vết thương thêm sâu và đau hơn.

- Loại bỏ độc tố: Dùng rượu hoặc dấm táo để rửa vết thương.

- Uống nhiều nước và gặp bác sĩ: Uống nhiều nước giúp bạn loại bỏ độc tố nhanh hơn, sau đó nên đến gặp bác sĩ để được khám và kê đơn nếu cần thiết.

5. 3 quy tắc bất di bất dịch để sinh tồn

3 quy tắc này cho thấy sự sống của con người có thể duy trì trong điều kiện nhất định:

- 3 phút không có không khí: đây là khoảng thời gian trung bình con người có thể chịu đựng được trước khi mất ý thức.

- 3 ngày không có nước, sau đó tính mạng sẽ bị đe dọa vì cơ thể mất nước.

- 3 tuần không ăn không gây hại nghiêm trọng đến tính mạng. Trong trạng thái nguy kịch, cơ thể có khả năng thích ứng với việc không ăn và cầm cự trong khoảng 1 tháng.

Khi lâm vào tình trạng hiểm nguy, bạn hãy nhớ quy tắc này và đặt các lựa chọn trong thư tự ưu tiên.

6. Dán vết thương

8 mẹo sinh tồn ai cũng nên biết để cứu mình cứu người khi hiểm nguy - 5

Trong trường hợp bị thương ở tay mà không có băng, bạn có thể sử dụng tạm loại băng siêu dính để cầm cự vết thương. Nó có tác dụng làm kín vết thương và khử trùng, tuy nhiên không nên lạm dụng loại keo này.

7. Cách dập lửa khi chảo bùng cháy

8 mẹo sinh tồn ai cũng nên biết để cứu mình cứu người khi hiểm nguy - 6

Khi chảo dầu quá nóng, chảo có thể bùng cháy. Trong tình huống này, bạn phải thật bình tĩnh và tuyệt đối không đổ nước để dập lửa. Như vậy sẽ chỉ khiến ngọn lửa lớn và khó kiểm soát hơn.

Nếu ngọn lửa nhỏ bạn có thể đổ banking soda vào chảo. Cách hữu hiệu và an toàn nhất là dùng tấm vải cotton thật dày để đậy lên miệng chảo.

8. Xử trí khi bị vết cắt hoặc đâm sâu

8 mẹo sinh tồn ai cũng nên biết để cứu mình cứu người khi hiểm nguy - 7

Nhiều người cho rằng nên xử lý vết thương càng sớm càng tốt để tránh bị nhiễm trùng. Điều này đúng nhưng không nên áp dụng khi vết thương bị đâm sâu. Vì khi bạn cố gắng lấy dị vật ra khỏi vết thương, máu sẽ chảy liên tục và khó cầm lại được. Cách tốt nhất là di chuyển nạn nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được lấy dị vật ra đúng cách.

Kỹ năng sinh tồn khi có tội phạm đột nhập

Nếu chủ nhà tri hô, vô hình sẽ kích hoạt nỗi sợ bị bắt của tội phạm và khiến chúng hành động chống trả.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Linh Trang (Theo Bright Side) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN