10 thần đồng thay đổi cả thế giới bằng những phát minh không tưởng
Không chỉ là những đứa trẻ vô tư, hồn nhiên, những cô, cậu bé dưới đây còn là các thiên tài nhí của thế giới với những phát minh đáng ngạc nhiên.
1. Philo Farnsworth
Khi còn là một cậu bé 14 tuổi xuất thân từ gia đình nông dân chính gốc, Philo Farnsworth đã khiến cả thế giới bái phục với phát minh vĩ đại của mình. Hồi đó, cậu bé Philo Farnsworth từng tham khảo ý kiến của giáo viên trung học về ý tưởng đặc biệt mà mình đang nghĩ đến. Cậu bé đã thể hiện ý tưởng phức tạp này bằng sơ đồ trên bảng và giáo viên phải chép lại về để nghiên cứu. Sau đó, cậu được khuyến khích hãy tiếp tục ý tưởng của mình.
7 năm nau, Philo Farnsworth đã cho ra đời thiết bị truyền hình điện tử đầu tiên trên thế giới, được gọi là “cha đẻ vô tuyến truyền hình” và trở thành nhà khoa học từ khi còn rất trẻ.
2. Easton LaChappelle
Easton LaChappelle, một thiếu niên 14 tuổi đã phát minh ra tay robot có thể điều khiển bằng ý nghĩ con người với nguyên liệu ban đầu là đồ chơi Lego, dây cước câu cá và một số linh kiện được tạo ra bởi máy in 3D. Với kiến thức và sự tìm tòi của mình, cậu thanh niên đã biến cánh tay robot tưởng chừng đắt đỏ trở nên hữu ích khi được ứng dụng trên con người với giá thành mềm hơn rất nhiều.
NASA khá ấn tượng về Easton LaChappelle và đã mời chàng trai tham gia chương trình Robonaut của mình. Khi mới 17 tuổi, anh chàng này đã trở thành nhân viên chính thức của NASA, quả là một bản lý lịch xuất sắc.
3. Louis Braille
Có thể bạn đã biết về hệ thống chữ nổi để đọc và viết dành cho người khiếm thị. Nó được phát minh bởi Louis Braille, một câu bé 15 tuổi người Pháp. Khi mới 3 tuổi, Louis bị chấn thương mắt dẫn đến bị mù. Mặc dù vậy, cậu vẫn có thành tích học tập xuất sắc và dành học bổng danh giá để gia nhập viện Hoàng gia cho người khiếm thị. Ở đó, Louis bắt đầu nghiên cứu và tạo nên hệ thống chữ nổi giúp việc đọc và viết của người khiếm thị trở nên nhanh hơn.
4. Boyan Slat
16 tuổi, Boyan Slat đã cảm thấy rất sốc khi chứng kiến đáy biển bị ô nhiễm trong 1 lần đi lặn ở Hy Lạp. Cậu quyết định chọn đề tài ô nhiễm đại dương cho dự án khoa học ở cao học. Khi 18 tuổi, chàng thanh niên đưa ra hệ thống xử lý rác thải, làm sạch đại dương nhờ sử dụng dòng hải lưu. Rất nhiều tổ chức và công ty đã khen ngợi không ngớt ý tưởng của Boyan Slat và cậu là người trẻ tuổi nhất từng được giải cao nhất về môi trường của Liên hợp quốc.
5. Elif Bilgin
Ở tuổi 16, một cô gái Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng cũng phát triển thành công quy trình chế biến vỏ chuối thành chất dẻo sinh học sau 2 năm nghiên cứu với bao nỗ lực và không ít thất bại. Phát minh này có thể làm giảm ô nhiễm dầu mỏ.
Elif Bilgin nhận giải thưởng Science in Action Award vào năm 2013, đây là giải thưởng do Google trao có giá giá trị 50.000 USD (khoảng 1,1 tỷ đồng).
6. Anne Frank
Anne Frank đã viết nhật ký về cuộc đời mình, một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất thế giới. Gia đình cô phải sống ẩn náu trong 2 năm khi làn sóng áp bức dân Do Thái tăng lên. Cuối cùng họ bị bắt ở Gestapo và bị đưa đến trại tập trung. Cô bé mất năm 16 tuổi khi ở trong trại, chỉ vài tháng trước thời điểm chiến tranh kết thúc.
Nhật ký của Anne Frank được cha cô xuất bản vào năm 1952 và dịch sang hơn 60 ngôn ngữ. Cô bé vốn mơ ước trở thành nhà báo nhưng lại không có cơ hội chứng kiến nhật ký của mình trở thành tác phẩm văn học được khen ngợi hết lời.
7. Malala Yousafzai
Cô bé sinh ra ở Pakistan và là người trẻ tuổi nhất từng nhận giải Nobel. Cô sống ở một thị trấn nhỏ do Taliban cai trị, trong đó cấm các trẻ em gái tiếp nhận giáo dục hoặc đi học. Khi 11 tuổi, Malala Yousafzai đã viết một blog cho đài BBC địa phương để bày tỏ mong muốn được tiếp tục đi học.
Năm 15 tuổi, Malala bị một tay súng Taliban bắn trong khi đang đi xe buýt đến trường. May mắn thay, cô bé sống sót sau cuộc tấn công và được đưa đến một bệnh viện ở Birmingham, Anh. Tại đây, Malala Yousafzai đã phát triển một số dự án giáo dục có ích cho trẻ em.
8. Alex Deans
Alex Deans sinh năm 1997 và đã tạo ra iAid, một thiết bị định vị giúp người mù khi mới 12 tuổi. Cậu từng giúp một phụ nữ khiếm thị qua đường và điều này thôi thúc cậu bé tìm tòi, phát minh thiết bị giúp người mù có thể tự định vị để đi lại.
Alex tự học cách lập trình và nhanh chóng tạo ra iAid. Thiết bị này sử dụng GPS và la bàn để phát hiện ra bất kỳ trở ngại nào và hướng dẫn người khiếm thị đi đúng hướng.
9. Ann Makosinski
Vào năm 2013, một học sinh 16 tuổi người Canada đã tạo ra Hollow Flashlight – loại đèn pin chuyển đổi thân nhiệt thành ánh sáng mà không cần dùng pin hay động năng. Cô bé đã rất buồn khi biết rằng một người bạn ở Philippines không hề có đèn điện vào ban đêm, mà đây lại là thời gian duy nhất để học tập của người bạn đó. Và Ann đã cho ra đời chiếc đèn pin tiện lợi này với chi phí ban đầu chỉ 26 USD (khoảng 600.000 đồng). Mục tiêu của cô bé là cung cấp miễn phí phát minh của mình cho các nước đang phát triển.
10. Jack Andraka
Jack Andraka sinh năm 1997 và chỉ là một đứa trẻ bình thường cho đến khi người thân mất vì ung thư tuyến tụy. Điều này thôi thúc cậu tìm ra phương pháp để xác định bệnh ung thư sớm nhất. Ở tuổi 15, Jack Andraka phát minh ra một loại cảm biến mới giúp phát hiện tế bào ung thư nhanh hơn 168 lần và chính xác hơn 25-50% so với các xét nghiệm y học. Gần 200 phòng thí nghiệm đã bác bỏ phương pháp của cậu bé cho đến khi tiến sĩ Anirban Maitra tại John Hopkins đồng ý hỗ trợ và công nhận phát minh của Jack Andraka.
7 thần đồng cực kỳ xuất sắc trong mọi thời đại dưới đây đều trở thành những thiên tài trong các lĩnh vực khác nhau...