Ngôi làng tách biệt với thế giới, người dân giao tiếp bằng tiếng huýt sáo

Suốt hàng nghìn năm qua, người dân tại ngôi làng hẻo lánh ở Hy Lạp giao tiếp bằng ngôn ngữ đặc biệt khác hoàn toàn với thế giới hiện đại.

Ngôi làng Antia nằm tách biệt với thế giới hiện đại trên sườn núi cao Ochi ở đảo Evia, Hy Lạp. Nơi đây không có khách sạn, wifi hay phương tiện giao thông.

Người dân địa phương sống bằng nghề chăn cừu từ hàng nghìn năm qua. Cuộc sống của họ dường như không có gì đặc biệt cho tới khi người dân của ngôi làng Antia bắt đầu huýt sáo để giao tiếp với nhau.

Mỗi tiếng huýt sáo tương ứng với một chữ cái và đặt các tiếng huýt sáo khác nhau theo trật tự để tạo thành từ. Bằng cách này, người dân tại ngôi làng Antia có thể nói chuyện và hiểu lẫn nhau. Trẻ em bắt đầu học ngôn ngữ huýt sáo từ 5 hay 6 tuổi.

Ngôi làng tách biệt với thế giới, người dân giao tiếp bằng tiếng huýt sáo - 1

Ngôn ngữ huýt sáo có từ thời Hy Lạp cổ đại. Một số người cho rằng người dân tại ngôi làng Antia học ngôn ngữ này qua các binh sĩ Ba Tư khi họ làm nhiệm vụ bảo vệ các tù nhân Hy Lạp ở vùng Karystos.

Sau khi thất bại trong trận chiến Salamis, quân đội Ba Tư đã rời khỏi vùng Karystos và họ chạy tới cao nguyên quanh ngôi làng Antia để trú ẩn. Tại đây, họ đã lập gia đình với người dân địa phương và truyền bá ngôn ngữ mới.

Ngôn ngữ đặc biệt được truyền thông phát hiện vào cuối tháng 3.1969, khi một nhóm nhân viên cứu hộ tìm kiếm thi thể của phi công mất tích sau vụ tai nạn máy bay tại vùng núi gần ngôi làng Antia.

Việc liên lạc bằng ngôn ngữ huýt sáo đặc biệt thuận tiện đối với những người chăn cừu trên núi. Bởi vì tiếng huýt sáo có thể vang xa hơn tiếng nói và tạo ra các sóng âm khác nhau.

Ngôi làng tách biệt với thế giới, người dân giao tiếp bằng tiếng huýt sáo - 2

Số dân của ngôi làng Antia đang suy giảm.

Mặc dù vậy, vấn đề lớn nhất hiện nay là ngôn ngữ huýt sao đang dần mai một. Số dân của ngôi làng Antia đã giảm từ 250 xuống còn 37 người và chủ yếu là người già. Trong khi đó, chỉ 6 người trên thế giới hiện có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ này.

Nhà ngôn ngữ học người Hy Lạp Dimitra Hengen cho biết, ngôn ngữ huýt sáo bị đe dọa hơn ngôn ngữ nói vì nó khó học hơn.

“Trừ phi có sự thay đổi mạnh mẽ ở đây, tôi đoán rằng ngôn ngữ huýt sáo sẽ biến mất trong tương rất gần và đó là một thảm kịch”, ông Hengen nói.

Thụy Sĩ biến ngôi làng chỉ có 13 người trở thành khách sạn

Chính quyền địa phương đã quyết định biến nó thành một kiểu khách sạn độc đáo với tên gọi "Albergo Corippo".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Theo Stuff) ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN