Tham quan trung tâm dữ liệu của Facebook trên toàn cầu
Facebook là một trong các website được truy cập nhiều nhất thế giới. Do đó, công ty cũng phải thiết lập cơ sở hạ tầng khổng lồ để hỗ trợ hơn 1 tỷ người dùng của mình.
Năm 2011, Facebook giới thiệu dự án Open Compute, chia sẻ rộng rãi thiết kế các trung tâm dữ liệu của công ty. Kể từ năm 2009, ba nhân viên của mạng xã hội bắt đầu thiết kế các máy chủ (server), thùng máy (server rack), bộ nguồn, bộ lưu điện và hệ thống dự phòng pin cho trung tâm dữ liệu đầu tiên tại Prineville, Oregon, Mỹ. Đến năm 2011, trung tâm dữ liệu của Facebook tại đây sử dụng năng lượng ít hơn 38% so với các trung tâm dữ liệu khác, đồng thời có chi phí vận hành nhỏ hơn 24%.
Từ đó đến nay, Facebook không ngừng cải thiện thiết kế trung tâm dữ liệu và mở thêm vài trung tâm nữa trên thế giới: tại Bắc Carolina, Iowa, Thụy Điển và sắp mở thêm tại Texas, New Mexico, Ireland. Dưới đây là một số hình ảnh về các trung tâm dữ liệu của Facebook cả bên trong và bên ngoài:
Bên trong trung tâm dữ liệu Facebook tại Forest City, Bắc Carolina, khai trương năm 2010.
Facebook bắt đầu xây dựng trung tâm dữ liệu thứ hai tại Lulea, Thụy Điển tháng 3/2014.
Khung cảnh bên trong trung tâm dữ liệu Lulea.
Linh kiện của máy chủ web và bộ nhớ được sắp xếp gọn gàng.
Thiết kế đặc biệt giúp Facebook triển khai 2 data hall kịp thời thay vì chỉ 1, giảm chi phí xây dựng.
Đây là trung tâm dữ liệu Facebook tại Prineville, Oregon, cũng là trung tâm dữ liệu đầu tiên sử dụng thiết kế Open Compute Project.
Facebook dùng 1.560 tấn thép để xây dựng trung tâm dữ liệu Prineville, tương đương 900 chiếc xe hơi cỡ trung.
Nó cũng dùng đến rất nhiều dây và cáp. Thực tế, số dây và cáp có chiều dài tổng cộng lên tới 950 dặm, gần bằng khoảng cách giữa Boston và Indianapolis.
Bê tông dùng để xây trung tâm nếu lát thành đường đi bộ sẽ có chiều dài 24,3 dặm.
Nhờ thiết kế máy chủ độc đáo, các kỹ thuật viên, chẳng hạn như người đang làm tại Prineville, không mất thời gian để tìm công cụ phù hợp khi cần tháo nhiều linh kiện mỗi khi phải thay linh kiện hỏng.
Cấu trúc triển khai trung tâm dữ liệu nhanh của Facebook cũng tương tự như lắp ráp xe hơi: phần khung được xây trước tất cả linh kiện khác, sau đó được gắn với nhau trên dây chuyền lắp ráp trong nhà máy. Toàn bộ công trình được đưa đến công trường trên xe tải.
Thiết kế máy chủ độc đáo mang đến hiệu quả cao, giúp Facebook giảm được thời gian sửa chữa trung bình khi thay thế linh kiện hơn 50%.
Đây là cảnh kỹ thuật viên giao server rack đến công trường trung tâm dữ liệu Lulea.
Nhờ có các trung tâm dữ liệu trên toàn cầu, Facebook có thể xử lý hàng tỷ lượt “like” và ảnh như hàng ngàn tỷ tin nhắn được gửi đi mỗi ngày cũng kể từ khi thành lập một thập kỷ trước.
Bạn không cần phải “bơi“ về quá khứ để tìm lại một tập tin hay hình ảnh đã chia sẻ qua Facebook Messneger.