Tại sao bạn không thể cưỡng lại việc liên tục cầm, nhìn và vuốt vào chiếc điện thoại?

Sự kiện: Công nghệ

Tất cả mạng xã hội cũng như ứng dụng phổ biến đều được thiết kế với mục đích “gây nghiện”. Giao diện thoáng đãng và bắt mắt, những dòng cuộn bất tận, khả năng chia sẻ 24/7 cùng thông báo đẩy liên tục tới điện thoại - tất cả đều được sắp đặt từ trước khi bạn tải ứng dụng.

Mẫu Gây nghiện

Mẫu Gây nghiện được tạo ra bởi nhà thiết kế hành vi Nir Eyal để giúp mọi người hiểu thêm về bản chất của công nghệ hình thành thói quen. Các quy tắc thiết kế đằng sau mẫu này chính là lý do khiến bạn không thể ngừng vuốt màn hình điện thoại.

Có 4 phần trong Mẫu Gây nghiện của Eyal: Kích thích, Hành động, Tưởng thưởng biến động và, Sự đầu tư. Người dùng trải qua chuỗi này càng nhiều thì thói quen càng ăn sâu.

Tại sao bạn không thể cưỡng lại việc liên tục cầm, nhìn và vuốt vào chiếc điện thoại? - 1

Mẫu gây nghiện - The Hooked Model.

Kích thích

Các kích thích là khởi đầu của hành vi thường xuyên. Có 2 loại kích thích: kích thích nội tâm và kích thích bên ngoài. Kích thích nội tâm là những gì người dùng thực sự muốn làm, còn những gì thôi thúc người dùng thực hiện hành động được liệt vào kích thích bên ngoài.

Kích thích nội tâm

Thử tưởng tượng bạn vừa dùng bữa tối xong sau một ngày dài làm việc và muốn được thư giãn một lát. Sau vài phút, bạn thấy chán và cảm thấy nhu cầu cần phải làm gì đó, vậy nên bạn lấy điện thoại và, lại một lần nữa,mở ứng dụng email lên. Cảm giác buồn tẻ bạn trải qua chính là kích thích nội tâm, và bởi vì bạn gắn liền việc mở email lên với cảm giác buồn chán, bạn đã vô thức hình thành thói quen rồi.

Với kích thích nội tâm, thông điệp về hành động tiếp theo được thông báo qua một liên kết trong trí nhớ người dùng điện thoại. Vì vậy khi một người mở email, không hẳn là vì họ có email quan trọng cần phải trả lời ngay lập tức, mà có thể chỉ vì họ đã hình thành thói quen xem email liên tục.

Những cảm xúc như buồn tẻ, căng thẳng, hạnh phúc hay tức giận đều là kích thích nội tâm. Cách bạn phản ứng với những xúc cảm này thường hình thành thói quen cho bạn, dù tốt hay xấu.

Tại sao bạn không thể cưỡng lại việc liên tục cầm, nhìn và vuốt vào chiếc điện thoại? - 2

Kích thích bên ngoài

Kích thích bên ngoài là bất cứ điều gì thôi thúc người dùng hành động. Một khi người dùng đã trải qua kích thích bên trong, kích thích bên ngoài hối thúc người dùng phải làm một điều gì đó. Những kích thích này có thể là:

- Video quảng cáo

- Email rác

- Call to actions (một hình thức mời gọi click chuột phổ biến)

- Lời truyền miệng

Tuy nhiên, dạng kích thích mạnh nhất là các thông báo (push notifications). Bất cứ khi nào nhìn thấy dấu unread đỏ trên biểu tượng ứng dụng, não bộ trải qua một đợt dopamine dồn dập - một chất hóa học chịu trách nhiệm trực tiếp cho cảm giác hạnh phúc và sự tưởng thưởng của con người. Nhìn thấy thông báo rồi, người dùng cảm thấy thôi thúc muốn bấm vào xem ngay.

Tỉ lệ mở thông báo từ 47%-80%. Những thông báo này làm người dùng cảm thấy “ngứa ngáy” muốn bấm vào mở ngay vì hoặc muốn xem có gì đang đợi mình, hoặc muốn xóa bỏ dấu chấm đỏ phiền phức sẽ không tự biến mất cho đến khi người dùng bấm vào đọc.

Tại sao bạn không thể cưỡng lại việc liên tục cầm, nhìn và vuốt vào chiếc điện thoại? - 3

Một ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về Call to action.

Tại sao bạn không thể cưỡng lại việc liên tục cầm, nhìn và vuốt vào chiếc điện thoại? - 4

Những chấm đỏ phiền toái thôi thúc người dùng mở ứng dụng.

Hành động

Hành động ở đây hiểu đơn giản là bất cứ thứ gì người dùng làm để có cảm giác được tưởng thưởng. Những hành động đơn giản như vuốt màn hình lướt newsfeed, tìm tên một nhà hàng, hay xem một video được tính là Hành động.

Lấy ứng dụng hẹn hò nổi tiếng Tinder làm ví dụ, để tìm được nửa kia yêu thích, người dùng cần phải sàng lọc từ rất nhiều người khác. Vuốt qua trái nếu bạn cảm thấy người đó không hợp, hoặc vuốt qua phải nếu bạn muốn hẹn hò với người đang hiển thị trên điện thoại. Những hành động này được người dùng lặp đi lặp lại không biết chán vì họ đang tìm kiếm phần thưởng cho mình - một cuộc hẹn hò.

Tưởng thưởng biến động

Tưởng thưởng biến động có thể hiểu đơn giản là những phần thưởng được trao cho người dùng. Nhưng việc nhận những phần thưởng này giống như đánh bạc vậy, bạn không biết khi nào thì bạn được trao nhưng bạn cần phải tiếp tục chơi để tiếp tục được nhận. Có ba loại tưởng thưởng con người khao khát:

- Tưởng thưởng từ đồng loại: Những lượt Like, Chia sẻ, Retweet hay Bình luận

- Tưởng thưởng từ săn tìm: Báo mới, deal mới, tài liệu

- Tưởng thưởng của bản thân: Đạt được level mới trong game, trả lời một email hay hoàn thành xong một danh sách việc cần làm chẳng hạn.

Nếu bạn liên tục nhìn thấy những nội dung cũ mỗi lần mở ứng dụng, chẳng sớm thì muộn bạn cũng phát ngán và xóa ứng dụng khỏi điện thoại. Tưởng thưởng biến động là cách duy trì mọi thứ luôn thú vị và giúp giữ chân người dùng, bởi loài người vốn có bản tính tò mò và những thứ chưa biết luôn khiến chúng ta khao khát. Thực tế, nghiên cứu cho thấy người sử dụng smartphone phổ thông nhấc điện thoại lên 2.617 lần mỗi ngày chỉ để tìm kiếm phần thưởng tiếp theo của mình.

Sự đầu tư

Sự đầu tư là bất kỳ việc gì người dùng làm với một ứng dụng dẫn tới tăng khả năng quay lại dùng ứng dụng lần sau. Một vài ví dụ điển hình:

- Đăng tải một bức ảnh

- Mua các tính năng add-on

- Điền vào profile

- Mời bạn bè sử dụng

- Chiến thắng một level khó trong một trò chơi

Các khoản đầu tư ban đầu có vẻ như nhỏ nhặt và vô hại, nhưng sau cùng, chúng sẽ lớn lên trong bạn và cuối cùng làm bạn tốn rất nhiều thời gian.

Lấy Facebook làm ví dụ, mọi người yêu thích nền tảng này vì tất cả ảnh, video và thông tin của họ được lưu trên cùng một chỗ. Việc chia sẻ cuộc sống của mình với người thân và bạn bè cũng rất dễ dàng. Nhưng bất kể người dùng có để tâm hay không, thì mỗi lần post là một lần họ đầu tư vào Facebook.

40% những gì chúng ta làm hằng ngày là do thói quen, và lướt Facebook mỗi sáng thức dậy hay giơ điện thoại chụp ảnh đồ ăn trước khi ăn có thể liệt kê vào những thói quen đó. Mặc dù chúng không hoàn toàn là lỗi ở bạn, nhưng giờ khi đã hiểu tại sao mình lại “nghiện” điện thoại đến vậy, bạn có kế hoạch gì để thay đổi không?

Phần mềm làm đẹp ảnh "diệu kỳ" và miễn phí cho smartphone

Adobe Photoshop Express là ứng dụng miễn phí dành cho smartphone với những tính năng chỉnh sửa ảnh “mì ăn liền“.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Công Minh ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN