Phát hiện nhiều "cánh cổng" bí ẩn trên sa mạc nhờ... Google Earth

Sự kiện: Công nghệ

Một nhà nghiên cứu khoa học vừa công bố những phát hiện của mình trên một vùng sa mạc thuộc Ả Rập Xê Út.

Theo Mirror, giáo sư David Kennedy tại Đại học Tây Úc vừa công bố những phát hiện của mình trên một vùng sa mạc thuộc Ả Rập Xê Út. Điều đáng kinh ngạc là Kennedy chỉ sử dụng dịch vụ Google Earth chứ không cần phải đặt chân tới những khu vực khắc nghiệt nói trên.

Phát hiện nhiều "cánh cổng" bí ẩn trên sa mạc nhờ... Google Earth - 1

Ảnh chụp rõ nét một công trình trên Google Earth.

Bằng việc phân tích những bức ảnh độ nét cao lấy từ Google Earth, ông Kennedy khẳng định nơi đây có hàng trăm công trình với độ cao chỉ khoảng nửa mét nhưng chiều dài lên đến 500m. Chưa rõ ý nghĩa của các công trình này, nhưng giáo sư Kennedy cho rằng chúng có lịch sử từ 2.000 - 9.000 năm.

Giáo sư Kennedy đã dành 4 thập kỷ để khám phá Jordan cũng như các vùng lân cận. Phát hiện nói trên xảy ra khá tình cờ khi một bác sĩ người Ả rập cho ông xem một bức ảnh lạ. "Anh ấy đã gửi tọa độ cho tôi, sau đó tôi tìm kiếm và bị thu hút bởi những gì nhìn thấy", vị giáo sư nói với ABC.net.au.

"Tôi quan tâm đến di sản của đất nước tôi. Và tôi đã phát hiện ra rằng, trên Google Earth có một số công trình khá lạ nằm trên những vùng từng là dòng chảy của nham thạch", giáo sư Kennedy nói và cho biết ông đặt tên cho các công trình này là "những cánh cổng".

Phát hiện nhiều "cánh cổng" bí ẩn trên sa mạc nhờ... Google Earth - 2

Những công trình này được đặt tên theo số thứ tự "Cánh cổng 1", "Cánh cổng 2", "Cánh cổng 3",...

"Đây là những khu vực cực kỳ ảm đạm, khô cằn - rất không thân thiện, không có thực vật và bạn sẽ không thể nghĩ con người muốn dành nhiều thời gian ở đó. Nhưng khi bạn đứng ở độ cao 500 feet hoặc hơn, đột nhiên bạn có thể sẽ nhìn thấy hàng ngàn công trình xây dựng bằng đá này", ông nói thêm.

Phát hiện 2 ngôi sao bí ẩn đã ”nuốt” nhiều hành tinh khác

Các nhà thiên văn học vừa khám phá ra 2 ngôi sao “chìm đắm“ bấy lâu nay mà chúng ta chưa từng biết đến.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN